Trẻ em hôm nay

Chăm sóc trẻ em

Bệnh sởi gây tác dụng phụ nguy hiểm: Xoá bộ nhớ miễn dịch

MangYTe - Các nhà khoa học vừa phát hiện một tác dụng phụ nguy hiểm khi mắc bệnh sởi là virus sởi xoá bộ nhớ của hệ miễn dịch. Tác dụng phụ này sẽ làm người bệnh dễ bị mắc bệnh khác hơn. Hiện tượng này còn gọi là chứng quên miễn dịch.

Theo tạp chí Science, virus sởi xóa bộ nhớ của hệ miễn dịch, phá hủy trung bình khoảng 40 loại kháng thể giúp cơ thể chống lại các loại virus và vi khuẩn.

Điều này đồng nghĩa là khi mắc bệnh sởi, bệnh nhân trở nên mẫn cảm và dễ mắc các bệnh khác như viêm phổi, cúm, và nhiễm trùng da. Tình trạng ức chế hệ miễn dịch này có thể kéo dài trong nhiều năm.

Phát hiện này lý giải tại sao đa số những trường hợp Tu vong và bị biến chứng do nhiễm trùng bệnh nhân mắc phải sau khi bị sởi.

Sởi không chỉ phá hủy chức năng của hệ miễn dịch khi trẻ bị mắc bệnh mà còn ngăn chặn khả năng phòng ngừa chống lại bệnh nhiễm bệnh sau đó.

Năm 2017, 6.7 triệu người trên thế giới bị mắc bệnh sởi , trong đó 110.000 bệnh nhân bị Tu vong.

Bệnh sởi - đáng lo nhất là biến chứng

TTO - Từ đầu năm 2019 đến nay, dịch sởi bùng phát và có diễn biến phức tạp trên thế giới và ở cả Việt Nam. Sởi có thể dẫn đến những biến chứng nặng như mù, suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch, dễ bị bệnh và nguy cơ Tu vong cao.

BS LÊ MINH QUANG

Mạng Y Tế
Nguồn: Tuổi trẻ (https://tuoitre.vn/benh-soi-gay-tac-dung-phu-nguy-hiem-xoa-bo-nho-mien-dich-20191101212101186.htm)

Tin cùng nội dung

  • Đông y cho rằng: Bệnh sởi là một loại ôn bệnh, dễ phát triển thành ôn dịch. Bệnh do khí hậu thay đổi trái mùa, những trẻ em có cơ địa trái với khí hậu của tự nhiên hoặc cơ thể yếu không chịu được thời tiết lúc đó thì dễ nhiễm bệnh.
  • Đông y gọi bệnh sởi là “sa tử”, có nghĩa là nốt sởi mọc lên như hạt cát. Bệnh thuộc loại truyền nhiễm. Bệnh thường phát sinh vào mùa đông xuân khi khí hậu thay đổi ở một độ ẩm nhất định thì sinh ra khí độc. Bệnh thường gặp ở trẻ em từ 2 - 8 tuổi, cũng có trẻ lớn tuổi nhưng do cơ thể yếu nên cũng thường nhiễm bệnh. Chu kỳ của bệnh sởi không theo qui luật, có khi 5 năm, có khi 7 - 10 năm một chu kỳ lệ thuộc vào thời tiết và khí hậu của từng năm.
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Theo Bộ Y tế, từ đầu năm 2015 đến ngày 11/2, cả nước ghi nhận 123 trường hợp sốt phát ban nghi sởi tại 25 tỉnh, thành phố.
  • Một khảo sát mới đây trên 3.000 học sinh cho thấy, 85% số trẻ em thành thị phải học thêm.
  • Bệnh này thuộc chứng cam tích trong đông y. Trên lâm sàng chủ yếu phân làm 3 loại: khí trệ thực tích, tỳ hư tích trệ và tỳ thận hư.
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
  • Sởi là một bệnh nhiễm trùng ở trẻ em do virus gây ra. Trước đây bệnh sởi khá phổ biến, ngày nay bệnh sởi có thể được phòng ngừa bằng vaccine (vắcxin). Các triệu chứng của bệnh sởi bao gồm ho, sổ mũi, mắt đỏ, đau họng, sốt và phát ban đỏ dạng đốm rải rác toàn thân.
  • Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào ? Những ai có nguy cơ mắc bệnh ? Bệnh sởi có biểu hiện như thế nào ? Cách chuẩn đoán và phòng ngừa bệnh sởi ?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY