Tiêu hóa - Gan mật hôm nay

Là một chuyên khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa tổng hợp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các cơ quan phụ trợ tiêu hoá. Chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật bao gồm 2 chuyên khoa nhỏ là Nội Tiêu hóa - Gan mật và Ngoại Tiêu hóa - gan mật

Bệnh trĩ khi mang thai – Cách trị, làm co búi trĩ cho bà bầu

Các dấu hiệu nhận biết bạn đang bị bệnh trĩ khi mang thai mẹ bầu nên biết là: Chảy máu hậu môn, đau khi đi cầu là dấu hiệu điển hình nhất của bệnh. Để điều trị, có thể áp dụng cách sau

đi cầu ra máu, đau hậu môn chính là những dấu hiệu giúp nhận biết sớm bệnh trĩ khi mang thai. đây là giai đoạn rất nhạy cảm, bạn cần điều trị đúng cách để tránh những ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.

Dấu hiệu bị trĩ khi mang thai

Bệnh trĩ thường khó chịu nhất sau khi đi tiêu hoặc hoạt động gắng sức. một số triệu chứng giúp nhận diện sớm bệnh trĩ khi mang thai bao gồm:

    Ngứa ngáy kèm ẩm ướt ở khu vực hậu môn

Theo thời gian, các dấu hiệu bị trĩ khi mang thai sẽ tăng nặng hơn và xuất hiện với tần suất dày đặc hơn. bạn cần chú ý tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách khắc phục cho phù hợp.

Bệnh trĩ khi mang thai nguyên nhân do đâu?

Phụ nữ có thể bị trĩ khi mang bầu vì nhiều lý do như:

    Khi thai nhi phát triển, tử cung của phụ nữ sẽ ngày càng lớn hơn và dồn nén áp lực lên khung xương chậu cũng như các tĩnh mạch xung quanh hậu môn trực tràng. Tình trạng này kéo dài khiến các tĩnh mạch bị sưng phồng, hình thành lên búi trĩ.

Bị bệnh trĩ khi mang thai có ảnh hưởng gì không?

Việc bị trĩ khi mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng cuối của thai kỳ sẽ khiến chị em lo lắng, đau đớn khi đi cầu và không thể tập trung trong công việc cũng như trong sinh hoạt hàng ngày. Nếu mắc bệnh trong thời gian ốm nghén thì mẹ bầu càng thêm mệt mỏi, tính tình nóng nảy hơn và hay cáu gắt.

Nếu không được điều trị sớm thì bệnh trĩ sẽ ngày càng phát triển nặng và khó điều trị hơn. bệnh gây chảy máu nặng khiến bà bầu bị thiếu máu. búi trĩ cũng thường xuyên tiết dịch tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào hậu môn, V*ng k*n ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi trong bụng.

Bà bầu bị trĩ có sinh thường được không?

Nhiều chị em bị trĩ khi mang thai tháng cuối phân vân không biết mình có sinh thường được không? theo các bác sĩ chuyên khoa, việc lựa chọn phương pháp sinh đẻ nào an toàn cho bà bầu bị trĩ còn phải dựa trên mức độ bệnh của mỗi người.

Nếu chỉ bị trĩ nhẹ, bạn hoàn toàn có thể sinh thường theo ngã *m đ*o. tuy nhiên, cần lưu ý rằng khi sinh thường thì áp lực từ việc rặn đẻ có thể khiến búi trĩ sưng to hơn và khiến bạn bị đau nhiều hơn khi đi cầu.

Ngược lại, với những trường hợp bị trĩ nặng, búi trĩ sa ra ngoài, bị chảy máu nhiều và có hiện tượng ngứa ngáy nhiễm trùng hậu môn phương pháp sinh mổ sẽ được bác sĩ xem xét đề nghị.

Cách điều trị bệnh trĩ khi mang thai

Việc chữa trĩ khi mang thai cần phải đặc biệt thận trọng để đảm bảo an toàn cho sự phát triển của thai nhi. đối với hầu hết bà bầu, các triệu chứng bệnh trĩ có thể được cải thiện khi áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà. một số trường hợp cần dùng đến Thu*c để khắc phục bệnh.

1. Cách điều trị, làm co búi trĩ tự nhiên cho bà bầu

Các biện pháp điều trị bệnh trĩ khi mang thai tự nhiên dưới đây có thể giúp ích cho bạn:

– Chườm nước đá:

Chườm đá lạnh là giải pháp giảm sưng đau búi trĩ tạm thời nhiều bà bầu đang áp dụng. các bước thực hiện như sau:

    Cho đá vào một miếng vải mềm, sạch và gói lại

– Ngâm mình trong bồn nước ấm:

Tắm với nước ấm sẽ giúp tăng cường khả năng tuần hoàn máu, xoa dịu cơn đau trĩ. Việc ngâm mình trong bồn nước ấm có pha chút tinh dầu còn giúp bạn thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng, mệt mỏi.

– Tăng lượng nước uống hàng ngày:

Duy trì uống 2-2,5 lít nước một ngày sẽ giúp bạn tăng cường chuyển hóa các chất dinh dưỡng, tránh được táo bón, ngăn chặn không cho bệnh trĩ tiến triển nặng hơn trong thai kỳ.

– Bổ sung các thực phẩm có lợi:

Để đẩy lùi bệnh trĩ khi mang thai thì việc ăn uống đúng cách rất quan trọng. bạn nên ăn nhiều rau quả để bổ sung chất xơ. tăng cường các thực phẩm có khả năng nhuận tràng như khoai lang, rau mồng tơi, khoai tây, bí đỏ, đu đủ…

Trường hợp bị thiếu máu nhiều, bạn có thể ăn thịt bò, củ cải, lòng đỏ trứng, các loại đậu, cà chua… để bổ sung chất sắt, giúp cơ thể tái tạo hồng cầu.

– Chữa trĩ khi mang thai bằng lá diếp cá:

Các thành phần Quercetin, Isoquercetin được tìm thấy trong lá diếp cá có thể giúp củng cố thành mạch, sát khuẩn, giảm viêm.

    Bạn hái 1 nắm rau diếp cá tươi đem rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng 15 phút để khử trùng

Ngoài ra, bạn có thể ăn rau diếp cá tươi để bổ sung chất xơ, giảm nóng trong, cải thiện chứng táo bón.

– Có chế độ vận động thích hợp:

Các bài tập đơn giản như đi bộ, hít thở sâu, co thắt cơ hậu môn… có thể giúp hỗ trợ đẩy lùi bệnh trĩ khi mang thai. cần chú ý tránh các tư thế gây áp lực lên hậu môn như ngồi xổm, đứng lâu, ngồi nhiều một chỗ.

Bạn nên nhờ sự tham vấn của bác sĩ chuyên khoa để có được chế độ tập luyện phù hợp, an toàn trong thai kỳ.

2. Điều trị bệnh trĩ khi mang thai bằng Thu*c

Các loại Thu*c mỡ chống ngứa, như kem hydrocortison, Thu*c nhuận tràng, kháng viêm hay Thu*c giảm đau… có thể được bác sĩ chỉ định để chữa bệnh trĩ trong thai kỳ. điều quan trọng là bạn cần nhận biết được đầy đủ lợi ích và nguy cơ từ việc sử dụng Thu*c đối với thai nhi.

Để đảm bảo an toàn, bạn chỉ nên dùng Thu*c khi thật sự cần thiết dưới sự hướng dẫn và theo dõi của các bác sĩ chuyên khoa.

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh trĩ khi mang thai?

Để tránh phải đối mặt với những phiền toái do bệnh trĩ gây ra thì tốt nhất bạn nên tích cực phòng ngừa bệnh ngay từ lúc mới mang thai bằng các biện pháp như:

    Thận trọng khi uống Thu*c bổ trước sinh:

Việc bổ sung Thu*c bổ, đặc biết là sắt và canxi trong thời gian mang thai là điều cần thiết. tuy nhiên bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn cách dùng Thu*c cho phù hợp, tránh lạm dụng quá mức gây táo bón. tốt nhất nên thay thế chúng từ nguồn thực phẩm để dễ tiêu hóa và hấp thụ hơn.

    Tăng lượng chất lỏng:

Nếu không được cung cấp đủ chất lỏng, đại tràng sẽ hấp thu lại nước từ phân để cơ thể hoạt động khiến cho bạn bị táo bón và khiến bệnh trĩ phát triển trầm trọng hơn. do vậy bạn cần chú ý uống nhiều nước hơn khi mang thai, kết hợp uống nước ép trái cây, nước canh rau để cơ thể luôn đủ nước hoạt động.

     Xây dựng một chế độ ăn lành mạnh:

Trong bữa ăn hàng ngày, bạn nên ưu tiên ăn nhiều chất xơ từ nguồn rau quả, trái cây. Tránh ăn nhiều đồ nóng mỡ động vật, đồ ngọt. Thay thế vào đó là nguồn chất béo lành mạnh từ các loại dầu thực vật như dầu ô liu, dầu dừa. Chúng hoạt động như một chất bôi trơn đường ruột giúp thức ăn di chuyển nhanh hơn và không gây táo bón.

    Tập thể dục hàng ngày:

Đây chính là chìa khóa giúp cho việc phòng ngừa và điều trị trĩ khi mang thai thành công hơn. tập thể dục sẽ giúp kích thích lưu thông tuần hoàn máu, chống ứ trệ khí huyết ở vùng hậu môn trực tràng – nguyên nhân khiến các tĩnh mạch trĩ bị sưng phồng.

    Điều chỉnh thói quen đi vệ sinh:

Để ngăn ngừa bệnh trĩ khi mang thai, bạn cũng cần loại bỏ các thói quen xấu khi đi vệ sinh. khi ngồi trên bồn cầu, chú ý giữ cổ ở tư thế thẳng, người hơi nghiêng về phía trước, thả lỏng hai vai và đặt chân vuông góc so với mặt đất.

Ngoài ra, hãy đi cầu ngay khi cơ thể phát tín hiệu. Bạn không nên rặn quá mạnh hoặc ngồi lâu trong nhà vệ sinh vì như thế sẽ làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch trĩ.

    Bổ sung men vi sinh: 

Các chế phẩm men vi sinh hay sữa chua đều giúp cung cấp lợi khuẩn có ích cho đường ruột. bạn có thể sử dụng các sản phẩm này theo liều lượng khuyến cáo của bác sĩ để ngăn ngừa và trị bệnh trĩ khi mang thai hiệu quả.

Nhìn chung, bệnh trĩ khá phổ biến trong thai kỳ và nó có thể tăng nặng hơn nếu không được điều trị đúng cách. nếu mẹ bầu đang gặp bất kì rắc rối nào với căn bệnh này, hãy nói chuyện với bác sĩ để nhận được những lời khuyên hữu ích.

Thông tin ThuocDanToc.vn cung cấp chỉ nhằm mục đích tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm khi bạn áp dụng mà không thông qua ý kiến của các nhân viên y tế.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/benh-tri-khi-mang-thai)

Tin cùng nội dung

  • Trong thời kỳ mang thai, đa số thai phụ có thể gặp những trục trặc như: buồn nôn, đau lưng, khó thở…
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY