Tiêu hóa - Gan mật hôm nay

Là một chuyên khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa tổng hợp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các cơ quan phụ trợ tiêu hoá. Chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật bao gồm 2 chuyên khoa nhỏ là Nội Tiêu hóa - Gan mật và Ngoại Tiêu hóa - gan mật

Bệnh trĩ nên và kiêng ăn rau gì hỗ trợ điều trị?

Bệnh trĩ ăn rau gì để hỗ trợ điều trị? Thắc mắc này được nhiều người bệnh quan tâm. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp vấn đề này.

bệnh trĩ nên ăn rau gì để hỗ trợ điều trị? rau củ chứa nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho cơ thể con người. tuy nhiên, trong giai đoạn mắc bệnh trĩ, loại rau nào phù hợp để vừa kích thích tiêu hóa và hỗ trợ đại tiện dễ dàng hơn? nhằm giúp bạn đọc hiểu thêm về vấn đề này, bài viết sau đây sẽ gợi ý một số loại rau nên và không nên ăn khi bị bệnh trĩ.

Vai trò của rau xanh đối với người bệnh trĩ

Có nhiều nguyên nhân hình thành bệnh trĩ. trong đó, chế độ ăn uống không hợp lý là nguyên nhân bên trong khiến bệnh có điều kiện khởi phát nhanh chóng. điển hình là những người có thói quen ăn đồ ăn cay nóng, uống rượu bia, đồ ngọt,…mà không ăn rau xanh. lâu dần gây nên tình trạng táo bón – nguyên nhân khiến hậu môn chịu nhiều áp lực hình thành búi trĩ.

Rau xanh là thực phẩm mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho cơ thể con người. Đặc biệt, người đang gặp vấn đề hệ tiêu hóa và hệ bài tiết rất cần dung nạp các dưỡng chất có trong rau xanh, nhất là chất xơ. Chất xơ giúp quá trình tiêu hóa thuận lợi hơn, giúp người bệnh dễ đi đại tiện.

Bên cạnh đó, trong rau xanh còn chứa lượng nước nhất định, cung cấp nước cho cơ thể. hàm lượng vitamin có trong các loại rau giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể, duy trì sự trẻ trung. người bệnh trĩ ăn rau xanh còn hỗ trợ ổn định cân nặng, giảm áp lực cho hậu môn khi chịu sức nặng của trọng lượng cơ thể lúc ngồi.

Còn rất nhiều lợi ích mà rau xanh mang lại cho cơ thể con người, không riêng gì đối với bệnh nhân đang mắc bệnh trĩ. Tuy nhiên, do vấn đề về tiêu hóa nên người bệnh thường được khuyên ăn nhiều rau để kích thích nhu động ruột hoạt động, nhuận tràng giúp quá trình đại tiện dễ dàng hơn.

Do đó, người bệnh trĩ nên bổ sung rau xanh vào khẩu phần ăn hàng ngày. lựa chọn loại rau phù hợp sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh nhanh chóng, hạn chế tình trạng bệnh biến chứng gây nhiều hệ lụy không mong muốn. thế nhưng cũng có một số loại rau không phù hợp cho người bị trĩ. bạn đọc nên chú ý khi lựa chọn sử dụng.

Bệnh trĩ nên ăn rau gì?

Rau xanh cung cấp dưỡng chất giúp năng cao sức khỏe cho hệ thống tiêu hóa, đồng thời phòng ngừa táo bón hiệu quả. vậy, bệnh trĩ nên ăn rau gì? dưới đây là một số loại phù hợp:

Rau bina

Rau bina (rau chân vịt) là loại rau được nhiều người biết đến vì chứa hàm lượng dinh dưỡng khá cao. Cụ thể, trong 100g rau bina sẽ có tới:

Chất xơ 2,2g

Ngoài ra, trong rau bina còn chứa nhiều nhóm vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. chúng góp phần làm sạch hệ thống tiêu hóa, hỗ trợ quá trình đại tiện dễ dàng. nhất là cải thiện chứng táo bón, giúp hậu môn giảm áp lực hiệu quả.

Người bệnh có thể chế biến rau với nhiều món ăn khác nhau. rau bina cũng có tác dụng hỗ trợ giảm cân, thường được nhiều chị em phụ nữ xay chung với trái cây làm sinh tố uống hàng ngày.

Rau thì là

Rau thì là chứa nhiều chất xơ, ngoài ra còn có fennel, tecpen và vitamin. những dưỡng chất trong rau tốt cho hệ tiêu hóa, tác dụng loại bỏ những độc tố gây ung thư trong đường ruột. ngoài ra, chúng còn giúp người bệnh trĩ phòng tránh được các vấn đề trong hệ thống tiêu hóa.

Người bệnh có thể sử dụng rau thì là chế biến món ăn hàng ngày. Do lượng chất xơ dồi dào giúp quá trình phân giải thức ăn diễn ra thuận lợi. Cung cấp năng lượng để người bệnh cải thiện sức khỏe, nhuận tràng, chống táo bón.

Rau mồng tơi

Rau mồng tơi là một loại rau quen thuộc, dễ tìm, giúp hỗ trợ quá trình điều trị bênh trĩ diễn ra thuận lợi. do rau có tính mát, vị chua, ngọt tự nhiên, tác dụng thải độc, thanh lọc cơ thể khá hiệu quả. không những thế, rau còn có khả năng kháng viêm, sát khuẩn, giúp giảm sưng đỏ hậu môn.

Giá trị dinh dưỡng của rau mồng tơi có thể kể đến như:

Hàm lượng chất xơ trong rau dồi dào giúp người bệnh trĩ ngăn ngừa tình trạng táo bón.

Do đó, người bệnh có thể sử dụng loại rau này vào bữa ăn hàng ngày giúp kiểm soát bệnh trĩ. ngoài chế biến thành món ăn, người trong dân gian còn sử dụng bã và nước cốt lá mồng tơi đắp lên hậu môn để hỗ trợ giảm đau, sát khuẩn,…

Rau diếp cá

Rau diếp cá có tính hàn, vị cay nhẹ, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể. không những thế, loại rau này còn giúp lợi tiểu, sát trùng, chống viêm,… sở dĩ nó được tin dùng để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ là vì trong rau diếp cá có chứa isoquercetin, quercetin có khả năng giảm sưng, giảm đau do búi trĩ gây ra.

Ngoài ra, rau còn chứa dioxy flavonon giúp các mao và tĩnh mạch bền bĩ hơn, chống nứt, chảy máu trong quá trình đại tiện. Lượng tinh dầu của rau diếp cá còn giúp người bệnh giảm viêm, trị táo bón và cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, chống nhiễm trùng tại các búi trĩ.

Người bệnh có thể ăn sống rau với nhiều loại thực phẩm khác như đậu phụ, tôm,…Sử dụng rau để cuốn với thịt, ăn kèm khá ngon. Tuy nhiên, mỗi ngày, người bệnh không nên ăn quá 50g. Đồng thời, nên chọn mua rau ở nơi đảm bảo an toàn, rau không nhiễm phân Thu*c hay kí sinh trùng, giun sán,…

Rau má

Ăn rau má hỗ trợ điều trị bệnh trĩ là cách được nhiều người bệnh tin dùng. rau má là loại rau thiên nhiên được mệnh danh là loại thảo dược mang đến nhiều giá trị cho sức khỏe con người. trong đó, có thể kể đến các công dụng như: giảm huyết áp, hạ sốt, sát trùng, sát khuẩn,…nhất là hiệu quả kiểm soát bệnh trĩ.

Trong loại rau này có chứa nhiều vitamin, chất xơ, khoáng chất giúp cung cấp dinh dưỡng cho người bệnh. Chính vì những lợi ích tuyệt vời như thế, rau má được nhiều người bệnh tin tưởng sử dụng. Bạn có thể chế biến rau má thành nhiều món ăn hoặc xay nước uống để bổ sung năng lượng. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng với lượng vừa đủ, không nên lạm dụng quá nhiều trong ngày.

Ngoài những loại kể trên, người bệnh có thể kết hợp ăn cùng với các loại củ quả khác như củ cải đỏ, bầu, cà chua,…để bữa ăn thêm phần đa dạng hơn. cân bằng dinh dưỡng, cơ thể hấp thu được nhiều dưỡng chất giúp quá trình điều trị bệnh trĩ diễn ra nhanh chóng, an toàn.

Bệnh trĩ nên kiêng rau gì?

Bên cạnh những loại rau tốt cho người bệnh trĩ kể trên, có một số loại không phù hợp đối với căn bệnh này. người bệnh nên lưu ý các rau như:

Bông cải trắng

Bông cải trắng hoặc một số loại rau cải như măng tây, cải chíp,…mặc dù chứa hàm lượng chất xơ dồi dào nhưng nó lại là thực phẩm khó tiêu hóa. do đó, nếu sử dụng người bệnh trĩ có thể gặp thêm nhiều khó khăn trong việc đào thải chất thải.

Nguyên nhân là vì bông cải trắng chứa lượng carbohydrate lớn thuộc chuỗi khó tiêu hóa, có tên gọi là raffinose. Tuy nhiên, các enzyme trong cơ thể lại không thể phân giải được loại carbohydrate này thành đường. Ngược lại, vi khuẩn có trong đại tràng lại có thể hấp thụ chúng và biến chúng thành khí metan.

Chính vì điều này, người bệnh trĩ có thể đối mặt thêm tình trạng đầy hơi, khó tiêu hóa dẫn đến táo bón. người bệnh lúc này sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong quá trình đi đại tiện. do đó, bạn đọc nên lưu ý và tránh ăn nhiều bông cải trắng khi bị bệnh trĩ.

Hành

Tương tự như bông cải trắng, hành chứa carbohydrate chuỗi ngắn mà ruột hấp thụ kém. do đó, người bệnh trĩ có thể gặp một số vấn đề về rối loạn tiêu hóa khiến cho bệnh chuyển biến nặng hơn. chính vì thế, trong quá trình điều trị, người bệnh cần hạn chế ăn hành.

Cải xoăn

Nếu bạn bị bệnh trĩ do táo bón gây ra thì nên loại bỏ cải xoăn ra khỏi khẩu phần ăn một thời gian cho đến khi tình trạng táo bón giảm dần. bởi vì nó cùng thuộc nhóm rau có thể gây nên tình trạng đầy hơi, khó tiêu. mặc dù chứa hàm lượng chất xơ dồi dào nhưng người bệnh nên hạn chế sử dụng sẽ tốt cho quá trình điều trị.

Một số lưu ý khi ăn rau cho người bệnh trĩ

Trên đây là một số loại rau mà người bệnh trĩ nên và không nên ăn để hỗ trợ điều trị bệnh. bên cạnh đó, người bệnh cũng nên lưu ý thêm một số vấn đề sau đây:

Lựa chọn rau tươi, đảm bảo chất lượng, không nhiễm bẩn, hóa chất, phân Thu*c,…

Bên cạnh việc xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, người mắc bệnh trĩ nên tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ. tránh tình trạng tự ý sử dụng Thu*c tân dược có thể gây ra tác dụng phụ cho sức khỏe. đồng thời, kết hợp vận động thể dục, thể thao để cơ thể tăng cường trao đổi chất, tốt cho hệ tiêu hóa.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc: “bệnh trĩ ăn rau gì?. bổ sung dưỡng chất từ rau xanh là thật sự cần thiết cho cơ thể con người. do đó, người bệnh nên kết hợp chế độ dinh dưỡng và điều trị thật tốt để mau chóng khỏi bệnh.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/benh-tri-an-rau-gi)

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Cai nghiện Thuốc lá là một quá trình đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, ý chí và quyết tâm của bản thân người nghiện cũng như sự ủng hộ của những người xung quanh. Mặc dù không dễ dàng, nhưng nhiều người đã thành công. Bên cạnh những biện pháp giúp khắc phục các triệu chứng khi cai nghiện Thuốc lá, hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện những dòng sản phẩm hỗ trợ giúp quá trình cai nghiện trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
  • Trí nhớ kém là một trong các triệu chứng điển hình thường gặp ở bệnh nhân tâm thần.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY