Tiêu hóa - Gan mật hôm nay

Là một chuyên khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa tổng hợp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các cơ quan phụ trợ tiêu hoá. Chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật bao gồm 2 chuyên khoa nhỏ là Nội Tiêu hóa - Gan mật và Ngoại Tiêu hóa - gan mật

Bị táo bón khi mang thai và những điều mẹ bầu cần lưu ý!

Táo bón khi mang thai là triệu chứng thường gặp ở hầu hết các giai đoạn thai kỳ. Phụ nữ bị táo bón trong thời kỳ này thường rất dễ... Phòng tránh táo bón...

táo bón khi mang thai thực chất không phải là bệnh mà là một triệu chứng thường xảy ra khi tử cung của thai phụ tăng kích thước và gây chèn ép các cơ quan trong ổ bụng. tuy nhiên, phụ nữ bị táo bón khi mang thai có thể gặp phải một số nguy hiểm khó lường.

I. Lý giải nguyên nhân phụ nữ thường bị táo bón khi mang thai

Theo một nghiên cứu được công bố trên acta obstetricia et gynecologica scandinavica, có khoảng 43% phụ nữ bị táo bón khi mang thai 3 tháng đầu, trong đó có khoảng 6% táo bón khi mang thai tuần đầu và hầu như mọi phụ nữ đều có hiện tượng táo bón khi mang thai. để lý giải về vấn đề này, các chuyên gia tiêu hóa đầu ngành cũng đưa ra một số nguyên nhân cụ thể như sau:

#. nội tiết tố thay đổi: khi mang thai, lượng hormone progesterone trong cơ thể người phụ nữ bắt đầu tăng mạnh làm cho các cơ bắp giãn ra, kể cả các cơ trong hệ tiêu hóa. điều này làm cho thức ăn di chuyển và tiêu hóa chậm hơn, hình thành nên hiện tượng táo bón khi mang thai. đặc biệt, nếu chế độ dinh dưỡng dưỡng của bạn thiếu chất xơ hoặc nước thì tình trạng này có thể xuất hiện thường xuyên hơn. tốt nhất, bạn không nên tự ý sử dụng Thu*c giảm táo bón hoặc aspartame tránh làm cho hệ tiêu hóa khó chịu.

#. tử cung phát triển: thời gian này, kích thước tử cung của thai phụ ngày càng phát triển và kéo theo đó là sự chèn ép của các cơ quan trong ổ bụng, điều này làm cho hệ tiêu hóa bị cản trở nghiêm trọng. mặt khác, táo bón khi mang thai tuần đầu còn xuất phát từ nguyên nhân thai nghén. bởi vì, khi bạn buồn nôn cực độ trong giai đoạn thai nghén thì khả năng tiếp nhận và hấp thu thức ăn rất khó khăn, do đó hệ tiêu hóa cũng không thể làm việc theo đúng quy trình. nếu bạn bị nôn quá nhiều còn dẫn đến hiện tượng mất nước trong đường tiêu hóa và gây ra chứng phân cứng.

#. chế độ dinh dưỡng: phụ nữ mang thai cần bổ sung đầy đủ lượng tinh bột, protein, chất béo để nuôi dưỡng thai nhi. các nhóm thực phẩm này khiến cho hệ tiêu hóa làm việc chậm và khiến cho việc đào thải ở phụ nữ mang thai cũng ngày càng trở nên khó khăn.

#. thiếu sắt: là một nguyên nhân gây táo bón khi mang thai phổ biến nhất. theo tiến sĩ t.reuzle, lượng chất sắt trong các dưỡng chất không được hấp thu tốt trong quá trình tiêu hóa mà phần lớn đều tồn đọng lại trong ruột. lượng chất sắt còn tồn đọng lại thường liên kết với các chất không tiêu hóa khác để kết dính và khó đào thải.

Việc bổ sung chất sắt bắt đầu từ chế độ dinh dưỡng cho thai kỳ, nếu chế độ ăn uống bổ sung đầy đủ dưỡng chất thì hệ tiêu hóa sẽ làm việc tốt hơn và ngăn chặn được tình trạng táo bón thai kỳ. chất sắt thu được từ hoa quả, rau xanh, thịt cá có khả năng dễ hấp thu và chuyển hóa hơn, điều này còn giúp cho bé phát triển khỏe mạnh ngay từ trong bụng mẹ.

Ngoài những tác nhân chính trên đây thì hiện tượng táo bón khi mang thai còn có thể là do các bệnh lý về đường tiêu hóa hoặc một số nguyên nhân khác như ít vận động, cơ thể căng thẳng kéo dài. hãy trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp và hướng dẫn điều trị đúng cách.

II. Chứng táo bón khi mang thai và những điều mẹ bầu nên biết

Tuy không phải là triệu chứng nguy hiểm, nhưng nếu không được khắc phục kịp thời hiện tượng táo bón khi mang thai gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống bệnh nhân.

1. Triệu chứng táo bón thai kỳ

Hầu hết phụ nữ khi mang thai đều gặp phải những triệu chứng này, tuy nhiên tùy vào mức độ táo bón và cách khắc phục mà chúng sẽ có biểu hiện khác nhau. nhưng nhìn chung, thai phụ bị táo bón khi mang thai 3 tháng đầu hoặc các tháng kế tiếp đều có dấu hiệu đặc trưng như:

    Quặn bụng, khó chịu ở bụng.

Theo nghiên cứu của hiệp hội mang thai hoa kỳ cho biết, có hơn 90% phụ nữ bị táo bón vào một số thời điểm trong thai kỳ.

2. Đau bụng táo bón khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi?

Như đã được đề cập trên, táo bón khi mang thai là một biểu hiện phổ biến gây ra nhiều phiền toái cho mẹ bầu như khó chịu bụng, đau bụng hoặc nghiêm trọng hơn là biến chứng trĩ, rối loạn tiêu hóa, nứt kẽ hậu hôn, chảy máu trực tràng,… táo bón ở phụ nữ mang thai thường không gây nguy hiểm đến sức khỏe thai nhi nếu mẹ bầu biết cách khắc phục.

3. Chữa táo bón khi mang thai bằng cách nào?

Để ngăn ngừa táo bón khi mang thai, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo chị em không nên sử dụng thực phẩm nhiều dầu khoáng, dầu thực vật hoặc Thu*c nhuận tràng, đồ nhuận tràng nhạy tránh gây nguy hiểm khi mang thai. khi gặp phải triệu chứng táo bón khi mang thai, chị em có thể tham khảo một số giải pháp cải thiện sau:

    Duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh gồm có chất xơ, thức ăn thô không hòa tan và hòa tan. Lượng chất xơ được khuyến nghị tiêu thụ trong thời gian mang thai tầm khoảng 25-28 gram/ ngày.

Việc điều trị táo bón khi mang thai cần phải hết sức thận trọng để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

    Lưu ý thời gian ngồi trong nhà vệ sinh để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Thời gian đại tiện cần được quy định cụ thể sau bữa ăn và cố gắng để không bị vội. Tuyệt đối không nên sử dụng sách báo, điện thoại trong thời gian vệ sinh.

4. Mẹo đẩy lùi táo bón khi mang thai cho chị em

Cảm giác khó chịu khi cơn táo bón hoành hành khiến cho chị em vô cùng mệt mỏi. vậy làm cách nào để dứt điểm chúng?

    Uống 1 ly nước chanh ấm vào mỗi buổi sáng.

Có thể bạn muốn biết: Táo bón là gì và những cách điều trị được đánh giá cao

5. Nhóm thực phẩm phù hợp cho bà bầu bị táo bón

Những thực phẩm có lợi cho sức khỏe và đường tiêu hóa cho phụ nữ mang thai đó là:

    Các loại rau màu xanh đậm như bông cải, xà lách, cải xoong,…

Tránh sử dụng thực phẩm thô hoặc nướng quá kỹ vì chúng đã bị mất chất dinh dưỡng ban đầu. Lưu ý đến vấn đề an toàn thực phẩm cho mẹ bầu.

Mặc dù, táo bón không phải là biến chứng sau khi mang thai và sinh con, nhưng nó có nguy cơ phát triển thành bệnh trĩ (lòi dom) nếu không được khắc phục ngay từ đầu. táo bón có thể gây triệu chứng đau đớn, khó chịu trong mọi hoạt động, kể cả đi lại. ngay từ lúc phát hiện táo bón khi mang thai tháng đầu, chị em nên trao đổi với bác sĩ ngay.  từ đó, chúng ta có thể thấy được rằng, việc duy trì thói quen vệ sinh thường xuyên, ăn uống điều độ, thể dục thể thao đúng cách là hoạt động rất cần thiết cho phụ nữ mang thai.

Táo bón khi mang thai là một triệu chứng khá phổ biến ở hầu hết các thai phụ. thông tin về chứng táo bón khi mang thai được gợi ý trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán thay thế chỉ định của bác sĩ.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/bi-tao-bon-khi-mang-thai)

Tin cùng nội dung

  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Những năm gần đây, tình trạng táo bón trong giới thanh niên, đặc biệt là các chị em nơi công sở đang ngày càng tăng mạnh. Nguyên nhân chủ yếu do áp lực công việc lớn, tâm lý căng thẳng quá mức, cộng thêm ít vận động, ngồi lâu trong văn phòng…
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY