Sức khỏe hôm nay

Bí tiểu sau sinh

Bí tiểu sau khi sinh là một chứng bệnh thường gặp khoảng 15% các bà mẹ sau sinh. Thông thường sau khi sinh thường, khoảng 3 - 4 sản phụ có cảm giác buồn đi tiểu nhưng lại không đi tiểu được.
Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân nhưng thông thường thì khi sản phụ sinh con trong chuyển dạ sinh, khi ngôi thai xuống thấp, thường là đầu thai nhi đè vào cổ bàng quang hay niệu đạo gây ứ đọng nước tiểu làm bàng quang căng giãn, khi giãn nhiều làm mất trương lực, làm co thắt cơ cổ bàng quang gây nên hiện tượng bí tiểu.

Ngoài ra, trường hợp trong lúc sinh phải cắt tầng sinh môn để giúp cho đầu thai nhi sinh ra được dễ dàng, sau sinh phải khâu lại chỗ cắt các vết khâu bị sưng nề làm cho người mẹ khi đi tiểu không dám rặn tiểu vì đau. Sau khi sinh, bàng quang không nhạy cảm với kích thích khi nước tiểu đầy gây bí tiểu. Ngoài ra khi bí tiểu, động tác thông tiểu nhiều lần gây viêm bàng quang, làm cho triệu chứng bí tiểu thể hiện rõ.

Cần làm gì?

Đầu tiên thai phụ cần tập đi tiểu để tạo lại phản xạ đi tiểu, kết hợp chườm ấm vùng bụng dưới rốn, uống nhiều nước. Có thể kết hợp nấu nước râu ngô, cây bông mã đề để uống vừa giúp thông tiểu hiện lại giảm đau.

Sau khi sinh, người mẹ cần sớm vận động nhẹ nhàng, tự đi tiểu không nên lo sợ đau đớn đối với vết khâu tầng sinh môn, tập rặn tiểu bình thường theo tư thế tiểu tự nhiên. Uống nhiều nước, không nên nín tiểu, vệ sinh vùng âm hộ sạch sẽ bằng nước sạch và dung dịch rửa vệ sinh phụ khoa. Luôn luôn giữ khô vùng âm hộ, tránh nhiễm khuẩn vết may tầng sinh môn.

Khi nào cần nhập viện?

Nếu tình trạng không cải thiện hoặc sau khi sinh nếu thai phụ đi tiểu thấy đau hoặc có cảm giác nóng rát khi đi tiểu, thậm chí còn không muốn đi tiểu và cố gắng “nhịn” trong khi lại buồn tiểu liên tục... thì cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ khám và chẩn đoán và chỉ định cụ thể như cho dùng Thu*c kháng sinh chống nhiễm khuẩn, Thu*c kháng viêm chống phù nề chèn ép vào cổ bàng quang và nguyên tắc sau cùng hỗ trợ tăng cường trương lực bàng quang giúp khả năng co bóp bàng quang trở lại bình thường…

Ngoài ra còn kèm theo các triệu chứng khác như: hơi sốt hoặc sốt thì cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị thích hợp.

Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-bi-tieu-sau-sinh-7891.html)

Tin cùng nội dung

  • Các nhà khoa học hiện nay tin rằng, các triệu chứng của bệnh trầm cảm sau sinh có thể phát triển trong khi một phụ nữ vẫn đang trong giai đoạn mang thai.
  • Chào Mangyte, Hè này tôi đưa gia đình lên Sài Gòn chơi, tiện thể khám sức khỏe tổng quát cho cả nhà luôn. Tôi muốn khám ở BV Hòa Hảo mà nghe nói chỗ đó đông lắm, phải lấy số từ 4h sáng lận, mà ba mẹ tôi cao tuổi rồi. Vậy làm cách nào để gia đình tôi có thể khám bệnh nhanh chóng, tiện lợi nhất? (Công Minh - Bến Tre)
  • Sắp tới Giỗ tổ Hùng Vương được nghỉ lễ 5 ngày, gia đình tôi muốn đi du lịch kết hợp với khám sức khỏe luôn có được không? Còn 1 tháng nữa nhưng tôi phải lên kế hoạch từ bây giờ. Tôi nên đăng ký ở đâu, nhờ Mangyte hướng dẫn giúp. Xin cảm ơn nhiều! (Phúc Vinh - TPHCM)
  • Sau khi sinh, một số sản phụ có biểu hiện đau tức âm ỉ bụng dưới. Theo quan niệm của y học cổ truyền, nguyên nhân thường do khí huyết hư, do huyết ứ hoặc hàn (lạnh) gây nên. Tùy từng nguyên nhân mà có cách điều trị phù hợp.
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Sau sinh luôn là khoảng thời gian vô cùng khó khăn đối với phụ nữ. Ngoài việc chăm sóc chu đáo cho gia đình, con cái, họ còn phải đối mặt với nguy cơ cao mắc chứng trầm cảm. Vậy làm thế nào để vượt qua giai đoạn này?
  • Sứa và các món ăn từ sứa như canh sứa, nộm sứa rất quen thuộc trong sổ tay ẩm thực của những người sành ăn. nhưng tác dụng chữa bệnh của con sứa thì nhiều người còn chưa biết.
  • Kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên là phương pháp xác định thời điểm có thể quan hệ T*nh d*c mà không thể có thai
  • Cuối cùng điều bạn mong đợi, hồi hộp cũng đã đến, con bạn đã chào đời. Tuy nhiên, bạn gần như đã kiệt sức, không thoải mái, tâm trạng rối bời với nhiều cảm xúc đan xen, và bạn tự hỏi liệu bao lâu nữa bạn có thể mặc quần jean vừa vặn như trước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY