Thần kinh , Đau đầu hôm nay

Bị trầm cảm, u uất kéo dài, em phải làm sao?

Gần đây em hay liếc nhìn người khác dù em không muốn vậy. Điều này khiến mọi người bàn ra tán vào làm em vô cùng tủi thân.

Thưa bác sĩ! Vài năm gần đây em có những triệu chứng như mất tập trung, sợ hãi nhưng không biết sợ điều gì. Có những lúc thừ ra như người mất hồn. Ngại đám đông, khó ngủ, nhiều lúc muốn Tu tu. Những triệu chứng này xuất hiện rõ nhất là vào năm em học 12 đến nay. Vào đại học, bác sĩ chẩn đoán em bị trầm cảm. Em có điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ 6 tháng nhưng bệnh không thuyên giảm. Dạo gần đây trí nhớ em giảm sút rất nhiều. Em có cảm giác giảm thị lực, mất tập trung, thỉnh thoảng có đau nhói ở bên đầu trái và rất khó ngủ. Lâu lắm em mới có được vài ngày ngủ ngon, nhưng lại vài ngày sau lại khó ngủ. Khổ sở nhất là em hay liếc nhìn người khác. Em không kiểm soát được. Điều này khiến mọi người không thích, hay bàn tán làm em vô cùng tủi thân.

Mong bác sĩ cho em lời khuyên. Em chân thành cảm ơn! (Hong Nhi - nhi...2@gmail.com)

Ảnh minh họa: internet Chào Hồng Nhi,

Các triệu chứng em liệt kê trong thư: buồn bã, ý muốn Tu tu, không muốn chia sẻ bản thân với chung quanh, sợ hãi không có nguyên nhân cụ thể, mất tập trung giảm sút trí nhớ, cảm giác đau đầu, khó ngủ, kèm theo các hành vi ám ảnh - liếc nhìn người chung quanh ngoài ý muốn, cảm giác thấp kém - nghĩ mọi người không thích mình và bàn tán về mình… cho thấy rõ ràng đây là một tình trạng .

Việc điều trị bao gồm sử dụng Thu*c kết hợp với điều trị tâm lý. Để quá trình điều trị hiệu quả, việc lựa chọn Thu*c phải phù hợp với tình trạng bệnh lý, thể chất của bệnh nhân, quan trọng là phải duy trì trong một thời gian đủ lâu để tránh tái diễn và tái phát bệnh.

Em không nêu rõ các chi tiết cụ thể về điều trị nhưng có thể thấy được việc điều trị là chưa đạt hiệu quả - 6 tháng mà các triệu chứng không hề thuyên giảm. Đợt điều trị thứ hai chỉ 1 tháng là không đủ thời gian. Chính việc điều trị không hợp lý này góp phần làm cho bệnh tái phát hoặc tái diễn đến tận bây giờ.

Việc cần thiết lúc này là em nên đi khám với bác sĩ chuyên khoa tâm thần để có đánh giá chính xác giúp cho việc điều trị được phù hợp và hiệu quả.

Chúc em mau bình phục!

BS-CK2 Phạm Quỳnh Diệp - AloBacsi.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/bi-tram-cam-u-uat-keo-dai-em-phai-lam-sao-n64892.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh teo đa hệ thống (multiple system atrophy - MSA) là một bệnh thoái hóa thần kinh, tăng tiến dần với các triệu chứng của parkinson, thất điều tiểu não, suy giảm chức năng thực vật, rối loạn chức năng niệu – Sinh d*c, và bệnh lý của bó vỏ gai.
  • Tim thường đập theo nhịp với chu kỳ không đổi. Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.
  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Rối loạn trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất tại Mỹ. Hàng năm khoảng 6.7% người Mỹ thường mắc bệnh này. Phụ nữ có khả năng bị trầm cảm hơn 70% so với nam giới trong suốt cuộc đời.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Sau sinh luôn là khoảng thời gian vô cùng khó khăn đối với phụ nữ. Ngoài việc chăm sóc chu đáo cho gia đình, con cái, họ còn phải đối mặt với nguy cơ cao mắc chứng trầm cảm. Vậy làm thế nào để vượt qua giai đoạn này?
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY