Theo bác sĩ phạm văn dũng, trưởng khoa nhi, thời điểm đầu tháng 12, trong số 163 bệnh nhi điều trị nội trú tại khoa, có đến 37 bệnh nhi mắc sốt xuất huyết, trong đó khoảng 40% sốc và sốc nặng, phải hồi sức tích cực. bệnh diễn biến nặng rất nhanh, ngay cả trong trường hợp bệnh nhân được điều trị tại cơ sở y tế, nhưng không theo dõi sát sao, không xử lý nhanh cũng rất dễ dẫn đến Tu vong".
Đặc biệt, ngày 3/12, trong số 12 bệnh nhi đang điều trị tích cực tại Đơn nguyên hồi sức Khoa Nhi, có đến 5 ca nặng (4 ca sốc, 1 ca sốc nặng).
Nguy kịch nhất là bé D.V.T. (8 tuổi) được chuyển từ Trung tâm Y tế huyện Tuy Phước ở cuối ngày thứ 3 của sốt xuất huyết, trong tình trạng sốc nặng, mệt, tay chân lạnh, mạch không bắt được, huyết áp không đo được, đau bụng nhiều, tiểu ra máu… Bệnh nhi bị tổn thương gan rất nặng với hai chỉ số xét nghiệm men gan (ALT, AST) tăng gấp 30 lần ngưỡng bình thường; tiểu cầu giảm thấp dẫn đến xuất huyết, rối loạn đông máu. Dù được can thiệp tích cực, đến sáng hôm sau, men gan bệnh nhi tiếp tục tăng cao, tổn thương gan rất nặng, phải thở N-CPAP.
Bác sĩ phạm văn dũng cho biết: nguyên nhân số ca sốt xuất huyết nặng tăng do độc lực virus nặng, bệnh diễn biến nặng rất nhanh. đặc biệt, từ cuối ngày thứ 3 cho đến hết ngày thứ 6 của bệnh sốt xuất huyết là giai đoạn cực kỳ nguy hiểm, không riêng ở trẻ mà còn ở người lớn, dễ dẫn đến thoát dịch gây sốc, trụy mạch; xuất huyết (tiêu hóa, cơ, vùng niêm mạc…); suy tạng (hay gặp nhất là suy gan, tổn thương tim, phổi, não, thận…). ở giai đoạn này, bệnh nhân thường hết sốt dẫn đến chủ quan rằng bệnh đã khỏi, nhưng thực chất bệnh đang chuyển sang giai đoạn nguy hiểm, biểu hiện qua tình trạng trụy mạch (tay chân lạnh mát).
Do đó, khi có người bị bệnh, cần đưa đến cơ sở y tế để khám và điều trị. Nếu sốt cao trên 38,5 độ C cần hạ sốt bằng Thu*c theo chỉ định của bác sĩ, nằm chỗ thoáng, chườm mát cho người bệnh; đồng thời theo dõi nhiệt độ cơ thể thường xuyên, thực hiện nghỉ ngơi, dinh dưỡng theo hướng dẫn của cán bộ y tế.