Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bình Dương xin cấp mã số bổ sung 28.000 F0

Ngày 23/11, Sở Y tế Bình Dương gửi công văn đến Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đề nghị công bố bổ sung và cấp mã số bệnh nhân cho hơn 28.000 F0 bị sót.

Số ca nhiễm này phát hiện từ ngày 10/7 đến 3/11 tại các cơ sở cách ly, phong tỏa, trong đó phần lớn trong thời gian cao điểm bùng phát dịch. Họ được xét nghiệm PCR, đã được chữa trị khỏi (cấp giấy xác nhận), song đến nay chưa kịp cập nhật, sót cấp mã bệnh nhân.

Bệnh nhân điều trị Covid-19 tại Bệnh viện dã chiến Thới Hòa tháng 8/2021. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Ông Nguyễn Hồng Chương (Giám đốc Sở Y tế Bình Dương) khẳng định tỉnh "không giấu dịch", mà trong bốn tháng diễn biến phức tạp của dịch bệnh, nhiều đơn vị tư nhân tham gia hỗ trợ xét nghiệm RT-PCR nhưng chưa gửi dữ liệu kết quả về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh đầy đủ.

Sau khi dịch tạm lắng, tỉnh rà soát lại số liệu thì phát hiện số lượng lớn F0 chưa công bố, cấp mã bệnh nhân nên đề nghị bổ sung. "Việc công bố bổ sung các ca bệnh này nhằm đảm bảo quyền lợi cho những người bị nhiễm, đảm bảo tính minh bạch trong công tác phòng chống dịch Covid-19 của địa phương", ông Chương nói.

Trả lời vnexpress chiều cùng ngày, đại diện bộ y tế cho biết đã nhận được thông tin xin bổ sung mã số f0 của bình dương, dự kiến sẽ bổ sung mã số cụ thể trong bản tin công bố ca covid-19 chiều nay.

Đến nay, bình dương ghi nhận hơn 248.708 covid-19 (đã được bộ y tế công bố), trong đó hơn 241.000 người đã khỏi bệnh, hơn 2.600 người t* vong. 28.000 người tỉnh xin công bố bổ sung này chiếm 10% số ca mắc của tỉnh trong thời gian qua.

Bình Dương là địa phương ghi nhận số ca nhiễm cao thứ hai cả nước, sau TP HCM.

Hiện nay bộ y tế công bố số bệnh nhân covid-19 hàng ngày dựa trên dữ liệu cập nhật từ hệ thống quốc gia quản lý ca bệnh covid-19. những ca nhiễm được bộ y tế công bố có ý nghĩa được công nhận là bệnh nhân covid-19 và được cấp mã số bệnh nhân. mã số này được hệ thống quản lý ca bệnh cấp tự động, theo dữ liệu người nhiễm mà địa phương cung cấp. theo quy trình, địa phương phát hiện ca nhiễm (sau xét nghiệm pcr và có thể test nhanh tùy địa phương) sẽ cập nhật thông tin vào hệ thống quốc gia quản lý ca bệnh covid-19. khoảng 18h hàng ngày, bộ y tế căn cứ vào dữ liệu cập nhật này để tổng hợp số ca nhiễm trong 24 giờ qua trên cả nước để công bố.

Trong thời gian qua, một số địa phương vì nhiều lý do chưa cập nhật thông tin ca nhiễm vào hệ thống quản lý quốc gia này, sau đó đăng ký bổ sung. tp hcm hồi tháng 9 cũng đề nghị đăng ký bổ sung 150.000 f0 phát hiện qua test nhanh trong thời gian cao điểm dịch. đến nay tp hcm vẫn đang rà soát số f0 này vì có thể trùng dữ liệu, kết quả chưa được công bố. sở y tế thành phố quyết định vẫn cấp thẻ xanh cho những trường hợp này.

Phước Tuấn

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/binh-duong-xin-cap-ma-so-bo-sung-28-000-f0-4393317.html)

Tin cùng nội dung

  • Trong các cơ sở khám chữa bệnh, việc sử dụng kháng sinh vẫn còn bị lạm dụng hoặc dùng chưa hợp lý,
  • Thuốc được dùng để phòng và điều trị bệnh, nhưng Thuốc cũng là tác nhân gây dị ứng (dị ứng nguyên) và được gọi là dị ứng Thuốc.
  • Tôi bị tăng huyết áp, được bác sĩ chỉ định dùng Thuốc hạ huyết áp coversyl. Uống Thuốc được hai tuần thì tôi bị ho liên tục và dai dẳng.
  • Aspirin (acid acetylsalicylic) là một trong những Thuốc có trong Danh mục Thuốc thiết yếu và Danh mục Thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh ở nước ta.
  • Hydrocortison là một trong những Thu*c thiết yếu được dùng trong các cơ sở khám chữa bệnh tuyến y tế cơ sở và cũng là Thu*c được bán khá phổ biến trong các nhà Thu*c, hiệu Thu*c.
  • Trong nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu những phương cách giúp chăm sóc sức khỏe S*nh l*, sinh sản nam giới, lịch sử ngành nam học Việt Nam và thế giới đã gặp nhau ở luận điểm quan trọng, đó là về Testosterone nội sinh.
  • Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất lại dễ tiêu hóa, dễ hấp thu giúp trẻ phát triển toàn diện thể chất, tinh thần và trí tuệ.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Chào Mangyte! Bố em bị tai biến và được chỉ định tập vật lý trị liệu. Mangyte có thể tư vấn giúp em nên đưa bố em đi tập ở đâu là tốt nhất tại Bình Dương được không ạ? Em xin chân thành cảm ơn. (Đỗ Thị Linh - dolinh...@yahoo.com.vn)
  • Kính chào Mangyte, Con trai tôi 19 tháng tuổi chưa được tiêm vacxin 5 in 1. Giờ tôi muốn tiêm dịch vụ 6 in 1 cho bé có được không? Và nên tiêm ở địa chỉ nào? Xin chân thành cảm ơn. (Hoài Anh - Bình Dương)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY