Tin y tế hôm nay

Tin y tế

BN237 - bệnh nhân COVID-19 người Thụy Điển khiến nhiều bệnh viện báo động hiện ra sao?

MangYTe - Nam bệnh nhân người Thuỵ Điển bị ung thư 4 năm nay, phát hiện mắc COVID-19 sau một vụ T*i n*n, đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương (cơ sở 2).

Cuối giờ chiều 5/4, TS Vũ Đình Phú, Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, hiện bệnh viện đang điều trị cho 77 bệnh nhân COVID-19 trong đó có 69 bệnh nhân người Việt Nam. Bệnh viện cũng đang cách ly 245 trường hợp.

Chiều nay, một bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam đã khỏi bệnh. Trong ảnh là bệnh viện này diễn tập cấp cứu cho bệnh nhân mắc COVID-19. Ảnh: Báo Quảng Nam

Hầu hết các bệnh nhân đã được kiểm soát tình trạng lâm sàng, diễn biến ổn định, trong đó có 4 nhân viên y tế, bệnh nhân 21, bệnh nhân 133 quê Lai Châu từng điều trị ở Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân 178 quê Đại Từ, Thái Nguyên (nữ nhân viên công ty Trường Sinh làm ở căng - tin Bệnh viện Bạch Mai) hay nữ phóng viên mắc COVID-19.

Trong ngày 5/4, Việt Nam chỉ ghi nhận duy nhất 1 người mắc COVID-19, trường hợp này được cách ly ngay khi từ Anh quốc về Việt Nam. Đến tối nay, Việt Nam đã ghi nhận 241 ca mắc COVID-19, 91 ca bình phục. 150 ca còn lại đang điều trị ở 21 cơ sở y tế, 52 ca đã âm tính từ 1 đến 2 lần, riêng bệnh nhân đã âm tính 2 lần tăng lên 23 ca.

4 trong 5 bệnh nhân nặng đã có tiến triển tích cực, trong đó có bác gái bệnh nhân 17 đã ngừng chạy ECMO tim phổi nhân tạo), 3 người còn lại đã ngưng thở máy. Bệnh nhân còn lại là cụ bà 88 tuổi quê Hưng Yên (BN161) có thể trạng suy kiệt, bị xuất huyết não, tăng huyết áp... phải thở máy.

Riêng với bệnh nhân 237 người Thuỵ Điển vừa nhập viện hôm 3/4 có nhiều bệnh nền. Trước đó, khi bệnh nhân được chuyển từ Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, bệnh nhân có chẩn đoán Lơ xe mi king dòng bạch cầu hạt 4 năm, phác đồ điều trị dùng nilotinib theo đơn. Tuy nhiên, bệnh nhân đã bỏ Thu*c 4 tháng nay.

Hiện các bác sĩ chưa chỉ định can thiệp đối với nam bệnh nhân này. Bệnh đang nằm ở khoa Cấp cứu để theo dõi. Hình ảnh chụp cắt lớp (CT) phổi cho thấy hình ảnh viêm phổi do virus. Người đàn ông này được chỉ định dùng thở oxy mask (qua mặt nạ), điều trị hỗ trợ. Hiện tại, bệnh nhân tỉnh, không sốt, tình trạng chảy máu mũi đã cầm, đỡ phù 2 chi dưới.

455 người liên quan bệnh nhân 237 được kiểm soát, 89/89 nhân viên y tế liên quan trực tiếp ca bệnh này đã có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.

Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 khuyến cáo người dân những thói quen cần thay đổi trong mùa dịch COVID-19:

1. Trước gặp nhau tay bắt mặt mừng, nay gặp nhau không vồ vập, không bắt tay.

2. Trước hay vô thức đưa tay lên mặt, nay không đưa tay lên mắt, mũi, miệng.

3. Trước về tới nhà là sà vào người thân, nay cần thay ngay quần áo, tắm rửa.

4. Trước ăn xong đánh răng là đủ, nay thêm súc họng bằng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn.

5. Trước hay giao lưu gặp gỡ, nay không mời khách tới nhà và cũng không tới nhà người khác.

6. Trước ốm đau đến ngay bệnh viện, nay gọi điện thoại trước cho nhân viên y tế để được tư vấn.

7. Cuối cùng, tự giác và nhắc nhau thực hiện các quy định và khuyến cáo phòng chống dịch.

T.Nguyên

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/bn237-benh-nhan-covid-19-nguoi-thuy-dien-khien-nhieu-benh-vien-bao-dong-hien-ra-sao-20200405185542558.htm)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Em muốn mua bảo hiểm y tế của bệnh viện da liễu TPHCM, vậy em có thể mua ngay tại BV không ạ? Nếu có thể thì được lấy ngay không và giá bao nhiêu vậy ạ? Em rất mong nhận được phản hồi từ mangyte, em xin cám ơn. (Anh Vân - tranong...@gmail.com)
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Thu*c giảm đau, thay đổi thói quen ăn uống và ít hoạt động, là những nguyên nhân, làm giảm nhu động ruột, khiến cho phân trở nên cứng, và việc đi tiêu trở nên khó khăn hơn, gây ra tình trạng táo bón.
  • Mệt mỏi có thể là triệu chứng của bệnh ung thư, hoặc do tác dụng phụ của điều trị như xạ trị hoặc hóa trị. Sự căng thẳng khi phải sống chung với ung thư cũng là một nguyên nhân gây mệt mỏi.
  • Xạ trị ở vùng đầu cổ, một số loại Thu*c hóa trị và Thu*c uống khác (kháng sinh, steroid, chất che phủ niêm mạc và Thu*c tê tại chỗ) có thể gây khô miệng. Tuyến nước bọt (nơi tạo ra nước bọt) có thể bị ảnh hưởng và tạo ra ít nước bọt hơn, hoặc nước bọt trở nên đặc và quánh lại. Tình trạng khô miệng có thể là nhẹ hoặc trầm trọng.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Những người được chẩn đoán bị Ung thư sẽ quan tâm đến việc dùng các Vitamin và các chế phẩm bổ sung như thực phẩm chức năng, các thảo dược và các chiết xuất đang được dùng rộng rãi để tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY