Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Bộ trưởng Bộ Y tế: Con dưới 9 tháng mắc sởi, mẹ phải chích ngừa

Sáng 9-3, bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế đã đi kiểm tra tình hình khám chữa bệnh tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM).

Thị sát tình hình khám chữa bệnh tại Khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1, bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế, trực tiếp thăm hỏi một số phụ huynh có con bị sởi đang nằm điều trị tại đây và nhận thấy có rất nhiều bé bị sởi ở độ tuổi dưới 9 tháng. Bà Kim Tiến khuyên những người mẹ này đi chích sởi càng sớm càng tốt, bởi nếu sau đó họ tiếp tục có con thì những đứa con sau lại có nguy cơ mắc sởi khi chưa đủ 9 tháng tuổi. Bà cũng yêu cầu phía Bệnh viện Nhi Đồng 1 đưa ra khuyến cáo tương tự với các trường hợp khác.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến dặn dò một phụ huynh có con bị sởi dưới 9 tháng tuổi đi chích ngừa để bảo vệ cho bản thân và những đứa con sau

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh đồng tình rằng điều đó là cần thiết. Trẻ em sẽ được tiêm ngừa sởi lần đầu tiên vào lúc 9 tháng tuổi. Dưới 9 tháng, các bé phụ thuộc vào các kháng thể mẹ truyền cho. Nếu mẹ có miễn dịch sởi đầy đủ, con có thể được bảo vệ khỏi bệnh đến 9 tháng. Những người mẹ có con mắc sởi dưới 9 tháng tuổi rõ ràng là không có miễn dịch, bởi vậy họ cần đi chích ngừa để vừa bảo vệ cho mình, vừa bảo vệ cho những đứa con sau. Mắc sởi ở độ tuổi dưới 9 tháng là nguy hiểm nhất.

Trước đó, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cũng đi kiểm tra nhiều khu vực khác trong bệnh viện như Khoa Khám bệnh, Khoa Cấp cứu, Khoa Hồi sức tích cực – chống độc. Tại khoa Cấp cứu, bà yêu cầu di dời ngay Phòng lọc bệnh Mers-CoV/Cúm; bởi lẽ cho dù phòng này nằm biệt lập, nằm cách khu vực cấp cứu cho các bệnh nhân khác 1 lối đi nhưng Bộ trưởng lo ngại vẫn có nguy cơ lây nhiễm do mầm bệnh bám lên quần áo nhân viên y tế, trong khi khu vực cấp cứu lại có nhiều bệnh nhân nặng, sức yếu.

Tiếp thu ý kiến trên, PGS-TS-BS Nguyễn Thanh Hùng, Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết sẽ di dời ngay Phòng lọc bệnh Mers-CoV.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cũng đề nghị trong việc quy hoạch bệnh viện, nên có sự cắt cử người có chuyên môn đi học tập kinh nghiệm từ nước ngoài và nhất thiết nên xây một khu nhiễm riêng, biệt lập với những khu khác. PGS Nguyễn Thanh Hùng cho biết sẽ tiếp thu các chỉ đạo và áp dụng trong quá trình xây dựng, mở rộng bệnh viện sắp tới – vốn đã được phê duyệt giai đoạn 1 và bắt đầu thực hiện. Nhiều tòa nhà sẽ được xây dựng thêm để chống quá tải và có không gian rộng rãi, thuận lợi hơn cho nhu cầu chuyên môn, trong đó một khoa nhiễm riêng, biệt lập cũng nằm trong kế hoạch.

Tin-ảnh: A. Thư
Mạng Y Tế
Nguồn: Người lao động (http://nld.com.vn/suc-khoe/bo-truong-bo-y-te-con-duoi-9-thang-mac-soi-me-phai-chich-ngua-20190309110444659.htm)

Tin cùng nội dung

  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Theo Lương y Đình Thuấn, Đông y chia bệnh sởi làm 3 giai đoạn. Sau đây là một số món ăn cho trẻ bị mắc sởi tùy theo từng giai đoạn của bệnh.
  • Đông y cho rằng: Bệnh sởi là một loại ôn bệnh, dễ phát triển thành ôn dịch. Bệnh do khí hậu thay đổi trái mùa, những trẻ em có cơ địa trái với khí hậu của tự nhiên hoặc cơ thể yếu không chịu được thời tiết lúc đó thì dễ nhiễm bệnh.
  • Đông y gọi bệnh sởi là “sa tử”, có nghĩa là nốt sởi mọc lên như hạt cát. Bệnh thuộc loại truyền nhiễm. Bệnh thường phát sinh vào mùa đông xuân khi khí hậu thay đổi ở một độ ẩm nhất định thì sinh ra khí độc. Bệnh thường gặp ở trẻ em từ 2 - 8 tuổi, cũng có trẻ lớn tuổi nhưng do cơ thể yếu nên cũng thường nhiễm bệnh. Chu kỳ của bệnh sởi không theo qui luật, có khi 5 năm, có khi 7 - 10 năm một chu kỳ lệ thuộc vào thời tiết và khí hậu của từng năm.
  • Chi tiết nội dung mô tả Mục tiêu và ý tưởng xây dựng mạng y tế - Kết nối vì sức khỏe cộng đồng.
  • Năm 2014, một năm thật nhiều khó khăn và thách thức đối với đất nước cũng như ngành y tế.
  • Theo Bộ Y tế, từ đầu năm 2015 đến ngày 11/2, cả nước ghi nhận 123 trường hợp sốt phát ban nghi sởi tại 25 tỉnh, thành phố.
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Sởi là một bệnh nhiễm trùng ở trẻ em do virus gây ra. Trước đây bệnh sởi khá phổ biến, ngày nay bệnh sởi có thể được phòng ngừa bằng vaccine (vắcxin). Các triệu chứng của bệnh sởi bao gồm ho, sổ mũi, mắt đỏ, đau họng, sốt và phát ban đỏ dạng đốm rải rác toàn thân.
  • Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào ? Những ai có nguy cơ mắc bệnh ? Bệnh sởi có biểu hiện như thế nào ? Cách chuẩn đoán và phòng ngừa bệnh sởi ?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY