Tử vi sức khỏe hôm nay

Tử vi sức khỏe

Bộ Y tế chính thức công bố 29 đơn vị đủ khả năng xét nghiệm Covid-19

Tình hình dịch bệnh Covid-19 trên thế giới đang diễn biến phức tạp, Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức đối với dịch bệnh này. Vấn đề xét nghiệm để xác định chính xác bệnh nhân đó có bị nhiễm Covid-19 hay không đang được dư luận rất quan tâm.

Bộ Y tế lên tiếng về việc không cách ly huấn luyện viên Park Hang Seo

Vì sao WHO đặt tên chủng coronavirus bùng phát từ Vũ Hán là SARS-CoV-2?

Phòng, chống COVID-19: Người bán hàng hạn chế tiếp xúc với khách trong phạm vi dưới 1m

TP.HCM thưởng nóng 2 bệnh viện điều trị thành công bệnh nhân nhiễm Covid-19

Việt kiều Mỹ nhiễm Covid-19: ‘Tôi như được tái sinh lần thứ 2’

TP.HCM: Bé trai 17 tháng tuổi cách ly tại Bệnh viện dã chiến nghi nhiễm Covid-19

Các địa phương rà soát lại người Việt Nam trở về từ Trung Quốc

Thời gian gần đây, dư luận đặt vấn đề về năng lực xét nghiệm Real-time RT-PCR (xét nghiệm kháng nguyên) để xác định bệnh nhân có nhiễm Covid-19 hay không tại các cơ sở y tế ở Việt Nam. Bởi việc xét nghiệm chính xác không chỉ góp phần vào việc phát hiện sớm, điều trị kịp thời, hiệu quả mà còn tránh lây lan dịch bệnh Covid-19 trong cộng đồng.

Trước tình hình đó, ngày 25.2, Bộ Y tế đã công bố bảng danh sách những cơ sở y tế đủ khả năng thực hiện xét nghiệm Real-time RT-PCR để xác định bệnh nhân có hay không nhiễm Covid-19.

Theo Bộ Y tế trong tình huống Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp, ngay từ thời gian đầu Bộ chỉ đạo kịp thời các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, các bệnh viện, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố thực hiện rà soát, chuẩn bị sẵn sàng về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự, sinh phẩm hóa chất để có thể triển khai xét nghiệm kịp thời.

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng đã đề nghị các Bộ, ban, ngành liên quan như Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Quốc phòng để sẵn sàng hỗ trợ trong trường hợp cần thiết.

Bộ Y tế cho biết hiện đã có 29 phòng xét nghiệm có thể xét nghiệm Covid-19 trong thời gian tới bao gồm: Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương; Viện Pasteur TP.HCM; Viện Pasteur Nha Trang; Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên; Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn Trùng Trung ương; Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh TP.Hà Nội, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.Đà Nẵng, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Tĩnh, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai; Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM; Bệnh viện Bạch Mai; Bệnh viện Nhi Trung ương; Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Trung ương Huế; Viện Thú Y; Viện Vệ sinh phòng dịch Quân đội; Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga; Trung tâm chẩn đoán Thú Y trung ương và 6 Chi cục thú Y vùng.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, Việt Nam hiện có 3 đơn vị xét nghiệm đạt chuẩn được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận và thống nhất chuyển giao công nghệ, thống nhất phương pháp thực hiện mẫu xét nghiệm, gồm: Viện Pasteur TP.HCM, Viện Pasteur Nha Trang và Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.

Sau đó, các đơn vị này đã tiến hành chuyển giao công nghệ, tập huấn chuyên môn cho 22 phòng xét nghiệm là những đơn bị đủ máy móc trang thiết bị và nhân lực (đạt chuẩn do WHO công nhận). Các phòng xét nghiệm đủ năng lực cho kết quả tin cậy.

“Về xét nghiệm, Việt Nam có đủ năng lực, đủ sinh phẩm để làm xét nghiệm. Độ chính xác xét nghiệm tương đương như các nước, xét nghiệm Real-time RT-PCR nên độ nhạy và đặc hiệu cao”, ông Long nhấn mạnh.

Hồ Quang

Mạng Y Tế
Nguồn: Một thế giới (https://motthegioi.vn/thoi-su-c-66/bo-y-te-chinh-thuc-cong-bo-29-don-vi-du-kha-nang-xet-nghiem-covid-19-132632.html)

Tin cùng nội dung

  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY