Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bộ Y tế đề nghị Công an Hà Nội điều tra vụ nhiều người ngộ độc sau ăn pate Minh Chay

MangYTe- Tối 1/9, Cục An toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế cho biết đã có công văn đề nghị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội điều tra, xác minh và xử lý vụ việc nhiều người ngộ độc sau khi ăn pate Minh Chay.

Tối 1/9, PGS.TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết Cục vừa có công văn số 2013/ATTP-NĐTT gửi Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội về việc phối hợp xử lý vụ việc liên quan đến sự cố an toàn thực phẩm.

Theo đó, trong thời gian qua, đã xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm do độc tố botulinum. Kết quả xác định nguyên nhân do vi khuẩn Clostridium botulinum trong sản phẩm thực phẩm pate Minh Chay của Công ty TNHH Hai thành viên Lối Sống Mới. Công ty này có địa chỉ tại tổ 2, thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, TP Hà Nội. 

Một bệnh nhân nhập viện do ngộ độc sau khi sử dụng pate Minh Chay

Ít nhất 9 bệnh nhân đã bị ngộ độc do sử dụng sản phẩm này với những tổn thương nặng và kéo dài. Tại Bệnh viện Bạch Mai, ngoài 2 vợ chồng ở Hà Nội bị liệt, thở máy, phải nhập Thu*c giải độc hiếm có từ Thái Lan về điều trị, hôm nay đã ghi nhận thêm hơn 10 người đến khám sau khi dùng pate Minh Chay.

Trước sự việc trên, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội tiến hành điều tra, xác minh và xử lý vụ việc theo quy định pháp luật.

V.Thu

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/bo-y-te-de-nghi-cong-an-ha-noi-dieu-tra-vu-nhieu-nguoi-ngo-doc-sau-an-pate-minh-chay-20200901204048322.htm)

Tin cùng nội dung

  • Trước tiên,là làm cho nạn nhân nôn ra cho hết thức ăn, ngăn cản sự hấp thu của ruột đối với chất độc, phá hủy độc tính, đồng thời bảo vệ niêm mạc dạ dày.
  • Người bị ngộ độc sau khi ăn uống thực phẩm có hóa chất thường có triệu chứng đầy bụng, đau bụng, buồn nôn và nôn liên tục...
  • PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi BV Bạch Mai cho biết, ngày Tết trẻ em hay bị ngộ độc thực phẩm bởi nguồn thực phẩm lưu trữ trong tủ lạnh.
  • Khi sơ cứu bằng gây nôn cho trẻ, người lớn phải lưu ý móc họng trẻ cho khéo, tránh làm xây xát họng trẻ.
  • Cà chua là loại quả quen thuộc được dùng làm thực phẩm. Cây cà chua thân tròn, phân cành rất nhiều, mùa quả chính là mùa đông và mùa xuân. Quả cà chua khi chín có màu đỏ tươi chứa rất nhiều vitamin A. Theo Đông y, cà chua tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tăng tân dịch, chống khát nước, giúp thông tiểu tiện và tiêu hóa tốt.
  • Sở dĩ cây có tên nọc sởi, vì bản thân cây này có tác dụng giải độc rất tốt khi bị lên sởi, nghĩa là làm hết cái “nọc” của bệnh sởi. Cây nọc sởi có ở nhiều nơi trong nước ta, từ đồng bằng đến trung du và miền núi.
  • Poison là thuật ngữ tiếng Anh dùng để chỉ chất độc hay Thu*c độc gây hại, tạo bệnh hoặc gây Tu vong cho con người sau khi bị trúng độc. Liên quan đến hợp chất này, tạp chí Discover của Mỹ vừa cập nhật 9 khám phá mới lạ về chất độc và cách giải độc.
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Huyền sâm hay còn gọi là hắc sâm (Scrophularia buergeriana Miq.), đều chỉ một cây Thu*c, cho một vị Thu*c là rễ của nó (Radix Scrophulariae) có màu đen, từ ngoài vào trong.
  • Chất độc hại bao gồm các hóa chất, sản phẩm gia dụng, Thu*c trừ sâu và các loại mỹ phẩm. Bảo vệ con bạn và đưa trẻ tránh xa các chất độc hại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY