Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Ca COVID-19 chưa rõ nguồn lây ở Hải Dương đã xét nghiệm 14 lần, yếu tố dịch tễ phức tạp

MangYTe - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương, trước khi được công bố, BN1045 trải qua 14 lần xét nghiệm tại nhiều cơ quan y tế và ca bệnh này có yếu tố dịch tễ rất phức tạp.

Như Báo Gia đình & Xã hội đã đưa tin, tối qua (2/9), Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 công bố bệnh nhân (BN) 1045 là ông N.H.Th (SN 1948, ở tại thôn Khay, xã Thống Nhất, huyện Gia Lộc và có HKTT tại phường Ngọc Châu, TP. Hải Dương) mắc COVID-19. Đây cũng là ca bệnh thứ 21 kể từ ngày 01/8 đến nay.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương, trước khi được công bố là BN1045, ông Th. trải qua 14 lần xét nghiệm tại nhiều cơ quan y tế từ địa phương đến Trung ương và ca bệnh nhân này có yếu tố dịch tễ rất phức tạp.

Đường dẫn vào thôn Khay, xã Thống Nhất - nơi gia đình BN1045 sinh sống. Ảnh: Đ.Tùy

Cụ thể, bệnh nhân nói trên được xét nghiệm tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương 2 lần, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh 3 lần, 3 lần xét nghiệm tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và 7 lần Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Đến chiều 2/9, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 công bố BN1045 dương tính với virus SARS-COV-2.

Cũng theo cơ quan y tế tỉnh Hải Dương, ông Th. có lịch trình di chuyển phức tạp khi ở quê huyện Gia Lộc, lúc tại TP. Hải Dương và có đi khám tại nhiều cơ sở y tế. Trong khi đó, bệnh nhân có hộ khẩu thường trú tại TP. Hải Dương nhưng từ năm 2012, ông Th. thường xuyên ở quê cùng vợ tại thôn Khay (xã Thống Nhất).

Chốt kiểm soát dịch tại khu vực cách ly 28 ngày tại khu vực thôn Khay. Ảnh: Đ.Tùy

Từ đầu tháng 7/2020, bệnh nhân không đi đâu xa, thỉnh thoảng có lên TP. Hải Dương khoảng 1-2h thăm con cháu, sau đó về quê bằng xe ô tô riêng gia đình. Cuối tháng 7 đến nay, khi TP. Hải Dương có dịch bệnh COVID-19, BN1045 thường xuyên ở quê cùng vợ, thỉnh thoảng 2 vợ chồng lên TP. Hải Dương vài lần thăm con, cháu.

Trong quá trình di chuyển từ huyện Gia Lộc lên TP. Hải Dương và ngược lại, ông Th. có ghé qua chợ để vợ mua đồ (hiện chưa khai thác được chợ nào). Tuy nhiên, bệnh nhân thường xuyên ngồi trên xe chờ.

Đến ngày 2/8, vợ chồng bệnh nhân làm cơm cuối tuần cùng gia đình các con, cháu ở TP. Hải Dương về ăn gồm: gia đình chị N.T.H.N; anh N.V.H; N.H.P và gia đình chị N.T.T.H (có địa chỉ tại Khu đô thị Splendora, xã An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội) đi xe gia đình.

Sau khi nắm được thông tin bệnh nhân N.H.Th. có kết quả dương tính, 3 trường học xã Thống Nhất không tổ chức cho học sinh tựu trường và khai giảng năm học mới. Ảnh: Đ.Tùy

Ngày 5/8 đến 19/8, bệnh nhân ở nhà cùng hai cháu từ TP. Hải Dương về chơi, ít tiếp xúc với người xung quanh và không đi đâu xa. Tuy nhiên, từ 19/8 ông Th. có biểu hiện sốt, đau đầu, mệt mỏi, kém ăn và được con gái mua Thu*c kháng sinh, hạ sốt từ TP. Hải Dương mang về quê. Quá trình dùng Thu*c, bệnh nhân có đỡ sốt, đỡ mệt mỏi, ăn uống tốt hơn nhưng sau đó ông bị sốt lại.

Sáng 27/8, BN1045 được con gái đưa đi khám tại Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình. Khám xong, ông về nhà con trai (trú tại phố Cao Bá Quát, phường Hải Tân) ở và được 1 y sĩ đến truyền nước. Đến sáng 30/8, bệnh nhân đỡ sốt và được vợ, con gái, con dâu đưa đi khêu "đậu lào" tại phố Đức Minh (phường Thanh Bình). Tuy nhiên đến chiều cùng ngày, BN1045 đau đầu, mệt mỏi nhiều và con gái đưa ông đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương cấp cứu.

Khu vực cách ly y tế cụm dân cư thuộc Thôn Khay, xã Thống Nhất. Ảnh: Đ.Tùy

Đến khoảng hơn 8h sáng hôm qua 01/9, bệnh nhân được chuyển lên Bệnh viện nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 bằng xe y tế chuyên dụng.

Liên quan đến ca bệnh nói trên, chiều qua tỉnh Hải Dương ban hành Quyết định thiết lập vùng cách ly y tế một phần khu dân cư thôn Khay, xã Thống Nhất; bao gồm 36 hộ, với 136 nhân khẩu trong vòng 28 ngày, từ 0h ngày 3/9.

Đức Tùy

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/ca-covid-19-chua-ro-nguon-lay-o-hai-duong-da-xet-nghiem-14-lan-yeu-to-dich-te-phuc-tap-20200903022607182.htm)

Tin cùng nội dung

  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY