Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Các bệnh viện cần xét nghiệm, cách ly người đến khám có biểu hiện nghi ngờ mắc COVID-19

Ban Chỉ đạo Quố gia phòng chống dịch COVID-19 yêu cầu giám đốc các cơ sở khám chữa bệnh cần nâng cấp các biện pháp phòng, chống dịch. Tất cả những người đến khám có biểu hiện nghi ngờ hoặc tiền sử dịch tễ chưa rõ ràng đều cần được chỉ định xét nghiệm SARS-CoV-2 ngay hoặc cách ly, chuyển tuyến đúng.

Ngày 6/4, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 đã có công điện khẩn số 1889/CĐ- BCĐ gửi trực thuộc Bộ về việc tiếp tục tăng cường phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Theo đó, tại công điện này, Ban Chỉ đạo cho biết, hiện nay, dịch bệnh COVID-19 có diễn biến mới rất phức tạp, đã có sự lây nhiễm từ cộng đồng vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và ngược lại. Nhằm bảo đảm an toàn cho người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng; Ban chỉ đạo Quốc gia điện Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc bệnh viện, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan nghiêm túc thực hiện ngay các việc sau:

Giám đốc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cần nâng cấp các biện pháp phòng, chống dịch. Tất cả những có biểu hiện nghi ngờ hoặc tiền sử dịch tễ chưa rõ ràng đều cần được chỉ định xét nghiệm SARS-CoV-2 ngay hoặc cách ly, chuyển tuyến đúng.

Bệnh viện K thực hiện khám sàng lọc rất chặt chẽ những người đến khám nhằm nâng cao công tác phòng chống dịch COVID-19 trong bệnh viện

Khẩn trương rà soát việc đón tiếp, sàng lọc, phân luồng, khám bệnh, cách ly, chuyển tuyến người nghi nhiễm COVID-19 theo đúng chỉ đạo tại Công văn số 1385/CV-BCĐQG ngày 19/3/2020 của Ban Chỉ đạo Quốc gia về việc “rút kinh nghiệm tổ chức phân luồng, cách ly người nghi viêm đường hô hấp…”. Tập huấn và triển khai việc sàng lọc người nghi nhiễm cẩn thận. Bảo đảm tất cả người bệnh, người nhà người bệnh đều phải được mang khẩu trang và vệ sinh tay đúng quy định ngay từ nơi tiếp nhận.

Bảo đảm đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân đạt chuẩn cho tất cả nhân viên y tế khi khám và điều trị cho người nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19. Trường hợp người bệnh cấp cứu chưa khai thác được yếu tố nguy cơ thì kíp cấp cứu phải mang đầy đủ trang phục phòng hộ cá nhân như khi cấp cứu người nhiễm COVID-19.

Dựa trên tình hình thực tế, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bố trí các phòng khám theo nguyên tắc ở khu vực bên ngoài các khối nhà chính, khối nhà nội trú; phòng ngừa tối đa nguy cơ lây nhiễm vào các khu bên trong.

Các bệnh viện tuyến trên ưu tiên nhận người bệnh nặng, cấp cứu, chuyển tuyến; hạn chế tối đa nhận các trường hợp khám bệnh thông thường mà tuyến dưới thực hiện được. Tăng cường khám bệnh, tư vấn theo các hình thức trực tuyến, điện thoại, viễn thông để giảm lưu lượng người đến khám bệnh. Giãn, hoãn việc mổ phiên các trường hợp trì hoãn được.

Rà soát, bố trí, sắp xếp hợp lý nhân lực bảo đảm cho công tác khám, chữa bệnh trong giai đoạn chống dịch hiện nay và nếu có diễn biến tăng lên.

Ban Chỉ đạo Quốc gia đề nghị Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc các bệnh viện và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chỉ đạo các đơn vị và khẩn trương triển khai thực hiện. Thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm nếu không triển khai các biện pháp phòng chống việc lây nhiễm COVID-19 tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Thái Bình

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5e8abac5f8ec6e4900276f53)

Tin cùng nội dung

  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY