Mắt hôm nay

Các biện pháp phòng tránh cận thị cho trẻ em

Ðối với trẻ em cận thị, đeo kính là biện pháp an toàn nhất
đã trở thành một tật rất phổ biến ở hàng triệu trẻ em và tuổi thiếu niên nước ta cũng như trên thế giới. Các bác sĩ cảnh báo, cận thị nặng ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ. Nếu để bệnh biến chứng nặng, có thể bị đục dịch kính, thoái hóa võng mạc, bong võng mạc và mù lòa.
Mắt của người bình thường khi nhìn ảnh của vật hiện đúng trên võng mạc, nên nhìn rõ sự vật. Đối với người bị cận thị, ảnh của vật nằm trước võng mạc, nên nhìn vật ở xa thì bị mờ, nhìn vật ở gần mới rõ. Có hai yếu tố nguy cơ gây bệnh cận thị là di truyền và môi trường.
Cúi gằm mặt xuống bàn, tư thế ngồi không ngay ngắn, học tập trong điều kiện ánh sáng không đảm bảo, đó là những nguyên nhân khiến rất nhiều học sinh bị cận thị.
TS-BS Trịnh Thị Bích Ngọc, PGĐ Bệnh viện Mắt Hà Nội cho biết, đã có hơn 20 năm khám chữa cận thị cho các học sinh. Điều bác sỹ lo lắng là mỗi ngày, số trẻ đến khám lại đông lên, hiện tỷ lệ cận thị là 70%. Trẻ bị cận thị khi tuổi còn rất ít – 4,5 tuổi và càng ở cấp học cao hơn, tỷ lệ trẻ bị cận thị lại lớn hơn.


Khi bị cận thị, việc đeo thêm một chiếc kính sẽ gây cản trở nhiều trong sinh hoạt, học tập và làm việc. Nhưng nguy hiểm hơn là cận thị dễ gây biến chứng như xuất huyết võng mạc, giãn lồi, thoái hóa, teo hắc võng mạc dẫn đến giảm thị lực trầm trọng gây mù lòa. Vì vậy, điều dễ làm với tất cả các em học sinh là ngồi học đúng tư thế và không để mắt hoạt động quá mức.
Sau đây là những thông tin mà cần lưu ý với các em học sinh, và cả các bậc phụ huynh trong cách phòng tránh cho con em mình không bị cận thị:
Các em học sinh phải đảm bảo tư thế 3  thẳng, giờ ra chơi phải cho mắt giải lao 5-10 phút. Không đọc sách báo trong tối, xem ti vi, chơi điện tử quá mức… Phụ huynh cần cho con ăn nhiều VitaminA, không cho con xem tivi quá lâu. Phát hiện cận thị khi trẻ xem ti vi gần, nheo mắt, kêu nhức mắt…

Ðối với trẻ em cận thị, đeo kính là biện pháp an toàn nhất. Lưu ý, kính tiếp xúc hay còn gọi là kính áp tròng không thích hợp với trẻ và cũng có nguy cơ gây nhiễm trùng. Hiện nay có các phương pháp phẫu thuật, nhưng phải đợi đến khi trẻ 18 tuổi, độ cận đã ổn định.
Cận thị có thể cải thiện được nhờ ăn uống, dưới đây là những món ăn người cận thị nên dùng:
Thức ăn chứa nhiều Vitamin A có trong các loại gan động vật, sữa bò, sữa cừu, lòng đỏ trứng gà, dầu gan cá…
Thức ăn chứa nhiều caroten, chủ yếu có rau xanh, cải trắng, rau cải xanh, rau chân vịt, đậu xanh, bí đỏ, cà chua, cà rốt, táo, khoai lang, bí, gấc.
Thức ăn có chứa nhiều Vitamin B1 và niacine, có ở đậu các loại, thịt nạc, lạc, gạo lứt, rau lá xanh, đậu xanh, táo, ngô.
Theo VTV
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/cac-bien-phap-phong-tranh-can-thi-cho-tre-em-n46.html)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Những biện pháp Tr*nh th*i an toàn và phù hợp với bạn.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY