Cơ Xương Khớp hôm nay

Là một phân ngành y khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa và khắc phục những tổn thương và rối loạn bệnh lý hệ vận động cơ, xương, khớp. Khoa Cơ Xương Khớp thông thường được phân biệt thành 2 chuyên khoa nhỏ: Nội Cơ Xương Khớp và Ngoại Cơ Xương Khớp.

Các loại Thuốc trị đau khớp gối giúp bạn kiểm soát cơn đau

Corticosteroid, Thuốc giảm đau, Thuốc chống viêm không steroid, Thuốc ức chế COX-2,... là những loại Thuốc trị đau khớp gối được sử dụng phổ biến.

Thuốc giảm đau, Thuốc chống viêm, corticosteroid,… là những loại Thuốc trị đau khớp gối được sử dụng phổ biến. mặc dù có khả năng kiểm soát cơn đau nhanh chóng nhưng những loại Thuốc này có thể gây ra các tác dụng ngoại ý trong thời gian sử dụng.

Các loại Thuốc trị đau khớp gối được sử dụng phổ biến

Có nhiều loại Thuốc trị đau khớp gối, bao gồm Thuốc uống và Thuốc tiêm. bác sĩ sẽ dựa vào mức độ cơn đau và tình trạng sức khỏe của từng trường hợp để chỉ định loại Thuốc tương ứng.

Mặc dù có tác dụng kiểm soát cơn đau nhanh chóng nhưng hầu hết các loại Thuốc trị đau khớp gối đều gây ra một số tác dụng không mong muốn trong thời gian điều trị. khi sử dụng Thuốc, bạn cần dùng Thuốc đúng liều lượng và tần suất để giảm thiểu nguy cơ gặp phải tác dụng phụ.

1. Thuốc giảm đau không kê đơn

Thuốc giảm đau không kê đơn là nhóm Thuốc được sử dụng đầu tiên trong điều trị đau khớp gối, đặc biệt là đối với cơn đau có mức độ nhẹ và trung bình.

Các loại Thuốc giảm đau không kê đơn được sử dụng phổ biến như:

Acetaminophen

Acetaminophen có tác dụng giảm đau và hạ sốt. Thuốc tác động đến vùng dưới đồi gây nhiệt, làm tăng quá trình tỏa nhiệt bằng cách giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên.

Ngoài ra, acetaminophen có khả năng giảm đau tương đương với aspirin. tuy nhiên loại Thuốc này không có khả năng chống viêm, giảm sưng.

Acetaminophen được đánh giá khá an toàn vì không gây ảnh hưởng lên hệ thần kinh trung ương hay kích thích lên cơ quan tiêu hóa. Thuốc được chuyển hóa hầu hết ở gan và thải trừ qua đường tiểu, bệnh nhân có vấn đề về gan, thận cần trao đổi với bác sĩ trước khi quyết định dùng Thuốc.

Khi sử dụng Acetaminophen, bạn không nên dùng rượu hay các đồ uống có cồn. Chất kích thích trong những thức uống này có thể làm tăng độc tính của Acetaminophen và gây ngộ độc gan.

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

Thuốc chống viêm không steroid được chỉ định khi triệu chứng không đáp ứng với Acetaminophen. Nhóm Thuốc này vừa có khả năng chống viêm vừa có tác dụng giảm đau.

Các NSAID ức chế prostaglandin synthetase nhằm làm giảm quá trình tổng hợp prostaglandin E1 và E2. Từ đó giảm quá trình sinh nhiệt và thúc đẩy quá trình thải nhiệt.

Ngoài ra, NSAID tác động đến các receptor cảm giác ngoại vi. Bằng cách làm giảm cảm thụ của dây thần kinh với các thành phần trung gian trong phản ứng viêm như serotonin, bradykinin,… NSAID giúp ngăn chặn tín hiệu đau truyền lên hệ thần kinh trung ương.

Các NSAID không kê toa được dùng phổ biến, bao gồm:

    Aspirin

Tuy nhiên, các nsaid có thể gây kích ứng lên dạ dày và gây ra tình trạng xuất huyết. nếu bị loét dạ dày – tá tràng, xuất huyết tiêu hóa,… bạn không nên sử dụng loại Thuốc này.

2. Thuốc giảm đau kê toa

Thuốc kê toa thường có tác dụng giảm đau mạnh hơn so với những loại Thuốc không kê toa. các loại Thuốc giảm đau kê toa thường là các nsaid mạnh và Thuốc ức chế cox-2.

Nhóm Thuốc này được sử dụng trong trường hợp cơn đau khớp gối có mức độ từ trung bình đến nặng.

NSAID mạnh

Các NSAID mạnh được sử dụng để điều trị đau khớp gối, gồm có:

    Piroxicam

Vì có hoạt động mạnh nên các nsaid này có nguy cơ gây loét, thủng niêm mạc dạ dày. bạn chỉ nên sử dụng những loại Thuốc này khi có yêu cầu từ bác sĩ.

Thuốc ức chế COX-2

Thuốc ức chế COX-2 là một nhóm nhỏ của NSAID. Nhóm Thuốc này có tác dụng giảm đau, kháng viêm nhưng được bào chế để làm giảm nguy cơ loét và xuất huyết đường tiêu hóa.

Tuy nhiên nhóm Thuốc này có thể gây ra các phản ứng không mong muốn như đau tim, đột qụy, phản ứng da nghiêm trọng, tổn thương gan nặng nề,… hiện nay, celecoxib là loại Thuốc ức chế cox-2 duy nhất được fda công nhận.

Bệnh nhân suy thận mãn tính, suy gan, có tiền sử hen suyễn,… không nên sử dụng nhóm Thuốc này. Trao đổi với bác sĩ về liều dùng cụ thể trước khi dùng để giảm thiểu các rủi ro có thể phát sinh.

3. Thuốc bổ sung

Glucosamine và chondroitin sulfate là những thành phần bổ sung có khả năng làm giảm cơn đau ở khớp gối. nhóm Thuốc này có tác dụng phục hồi mô sụn, tăng sản xuất dịch nhầy nhằm ổn định ổ khớp và giảm ma sát khi vận động.

Tác dụng phụ của nhóm Thuốc này là đau đầu, phản ứng da và gây ra cảm giác khó chịu ở dạ dày.

Vì là nhóm Thuốc bổ sung nên glucosamine và chondroitin fulfate mất nhiều thời gian để cải thiện cơn đau. nếu cơn đau xuất hiện với tần suất dày đặc, bác sĩ có thể đề nghị bạn kết hợp nhóm Thuốc này với các loại Thuốc giảm đau.

Để phòng ngừa tương tác, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi kết hợp glucosamine và chondroitin sulfate với bất cứ loại Thuốc nào.

4. Thuốc tiêm

Thuốc tiêm thường được chỉ định khi tổn thương ở khớp gối trở nên nghiêm trọng và những loại Thuốc thông thường không đáp ứng tình trạng bệnh.

Có hai loại Thuốc tiêm được áp dụng cho bệnh nhân đau khớp gối là Axit hyaluronic và Corticosteroid.

Tiêm Axid hyaluronic

Axit hyaluronic là chất nhờn có kết cấu tương tự như dịch nhầy do ổ khớp tiết ra. Tiêm Axit hyaluronic được chỉ định khi lượng dịch nhầy ở khớp giảm đáng kể, mô sụn ma sát mạnh khi vận động.

Vì axit hyaluronic này không có tác dụng giảm đau trực tiếp nên bác sĩ có thể đề nghị bạn kết hợp với những loại Thuốc khác.

Corticosteroid

Corticosteroid hoạt động tương tự như cortisone do tuyến thượng thận tạo ra. loại Thuốc này có tác dụng chống viêm mạnh nhờ vào khả năng ức chế hoạt động của hệ miễn dịch.

Mặc dù có tác dụng giảm đau mạnh nhưng Corticosteroid lại gây ra nhiều phản ứng không mong muốn. Do đó bạn chỉ nên dùng Thuốc khi có yêu cầu từ bác sĩ chuyên khoa.

Nếu bạn bị đau khớp gối do di chuyển hay đi lại quá nhiều, bạn có thể sử dụng Thuốc giảm đau không kê toa để cải thiện tình hình. tuy nhiên nếu cơn đau khớp gối xuất phát từ các bệnh lý mãn tính hay chấn thương nghiêm trọng, bạn cần gặp bác sĩ để được chỉ định loại Thuốc thích hợp.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/thuoc-tri-dau-khop-goi)

Tin cùng nội dung

  • Đông y gọi suy dinh dưỡng ở trẻ em là chứng cam tích, mà nguyên nhân thường gặp là do khẩu phần ăn không hợp lý, như: ăn thiếu đạm kéo dài, ăn nhiều chất béo ngọt khiến không tiêu hóa được, tích lại làm tổn thương tỳ vị, cũng có khi do nhiễm nhiều giun...
  • Sỏi thận tiết niệu là bệnh khá thường gặp ở nước ta. Theo y học cổ truyền, sỏi tiết niệu thuộc chứng thạch lâm, chứng sa lâm, hoặc cát lâm, huyết lâm (đái ra máu), yêu thống,... Người bệnh thường có biểu hiện đau lưng, tiểu tiện ra máu, tiểu tiện khó... Nguyên nhân chủ yếu do thấp nhiệt uất kết, thận hư, khí hư.
  • Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do bệnh nhân cần được châm sóc từ nhiều bác sĩ.
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Dược liệu dâu tằm bao gồm nhiều bộ phận của cây dâu: lá (tang diệp), cành (tang chi), quả (tang thầm), vỏ rễ (tang bạch bì) và tầm gửi cây dâu (tang ký sinh).
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
  • Viêm khớp có thể do chấn thương; do sử dụng quá mức ổ khớp; do bệnh lý hoặc do tuổi già (lão hóa)... Thường người bệnh có các triệu chứng như: sưng, đỏ, nóng, đau, cứng khớp và giới hạn biên độ hoạt động của khớp.
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY