Ngoại Tim mạch hôm nay

Phẫu thuật tim mạch là nhiệm vụ chính trong việc khám, điều trị và can thiệp tim mạch, lồng ngực và các mạch máu ngoại vi bằng phương pháp ngoại khoa như nội soi, mổ phanh truyền thống, phẫu thuật can thiệp. Khoa ngoại tim mạch chuyên về điều trị các bệnh lý ngoại khoa có liên quan đến vấn đề lồng ngực - tim mạch như tim bẩm sinh, suy tim, phình động mạch, tổn thương/chấn thương thành ngực, phổi và các cơ quan trong lồng ngực như: gãy xương sườn, xương ức, thủng thành ngực, tổn thương các cơ quan tim, phổi, mạch máu,...

Các vấn đề về tim mạch ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh

Bệnh tim là nguyên nhân gây Tu vong hàng đầu ở phụ nữ. Nguy cơ mắc bệnh tim của phụ nữ tăng lên tăng lên đáng kể khi họ bước vào thời kì mãn kinh – thường là từ 50 đến 54 tuổi. Nguyên nhân là vì trong suốt thời kì mãn kinh, lượng hoocmon nữ estrogen giảm xuống đáng kể.
Phụ nữ thời kỹ mãn kinh luôn đối mặt với rất nhiều thay đổi trong cơ thể. Thay đổi lượng estrogen trong cơ thể chính là một trong những yếu tố làm ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch. Hãy tìm hiểu những thay đổi đó ảnh hưởng như thế nào?
Các vấn đề về tim mạch ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Ảnh minh họa: Internet
Suy giảm lượng estrogen và những phản ứng của cơ thể

Tăng cholesterol máu: thiếu estrogen có thể cũng là nguyên nhân của những thay đổi bất lợi cho cholesterol và mỡ máu của bạn. Lượng cholesterol “tốt” HDL có thể giảm xuống, và cholesterol “xấu ” LDL có thể tăng lên, làm tăng nguy cơ xuất hiện cơn đau tim và Tu vong do bệnh tim. Các loại mỡ máu khác, như tryglicerid cũng tăng lên do sự suy giảm estrogen.

Tăng huyết áp: khi lượng estrogen giảm xuống, tim và mạch máu bắt đầu xơ cứng và ít mềm dẻo hơn. Bởi vì những sự thay đổi này, huyết áp có xu hướng tăng lên, dẫn đến bệnh tăng huyết áp. Huyết áp cao có thể gây thêm gánh nặng cho tim.

Tiểu đường: khi phụ nữ trải qua thời kì mãn kinh, họ có thể cũng có thể kháng insulin nhiều hơn (một loại hoocmon cần thiết để chuyển hóa đường máu và tinh bột thành năng lượng cho các tế bào sử dụng). Kết quả là, phụ nữ có khả năng mắc bệnh tiền tiểu đường hoặc tiểu đường khi họ chuyển từ thời kì tiền mãn kinh sang mãn kinh. Mắc tiểu đường khiến bạn có nguy cơ cao hơn mắc bệnh tim và đột quỵ.

Tăng cân: estrogen ảnh hưởng tới nơi phụ nữ tích trữ chất béo và cách chất béo được đốt cháy. Mãn kinh có thể khiến quá trình chuyển hóa chậm lại, góp phần vào việc tăng cân. Và điều này có thể làm tăng gánh nặng cho tim và tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Rung nhĩ: phụ nữ có thể thấy sự gia tăng nhịp tim bất thường như rung nhĩ tại thời điểm họ bước qua thời kì mãn kinh. Thỉnh thoảng sự thay đổi hoocmon có thể khiến tim đập chậm hoặc block nhĩ thất, biểu hiện qua các triệu chứng như chóng mặt. Phổ biến hơn, sự thay đổi hoocmon khiến tim đập nhanh hơn. Rung nhĩ cũng có thể do huyết áp cao, là vấn đề xảy ra phổ biến hơn sau thời kì mãn kinh.

Các triệu chứng của bệnh tim

Khi bước vào thời kì mãn kinh, các yếu tố sẽ âm thầm thay đổi nguy cơ mắc bệnh tim của phụ nữ. Điều quan trọng phụ nữ cần biết là mặc dù thời kì mãn kinh là quá trình tự nhiên thì một vài triệu chứng đi kèm chẳng hạn như hồi hộp, đánh trống ngực hoặc tăng huyết áp có thể là những hậu quả cần chú ý. Phụ nữ nên đến khám bác sĩ để chắc chắn rằng những dấu hiệu đó vẫn trong phạm vi bình thường.

Các triệu chứng bạn không bao giờ được phớt lờ bao gồm:

Đánh trống ngực: đừng cho rằng hồi hộp trống ngực là những kích động tự nhiên. Đây là dấu hiệu quan trọng để nhận biết bệnh rung nhĩ, bởi vì bệnh này làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Thở gấp: nếu bạn đã từng có thể leo được cầu thang tốt và bây giờ bạn thấy rằng mình phải thở gấp khi leo thì hãy đi khám bác sĩ. Nó có thể là dấu hiệu của tình trạng suy tim sung huyết hoặc bệnh động mạch vành. Thở gấp cũng là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của rung nhĩ.

Tức ngực: nó có thể là một biểu hiện của bệnh tim. Một số phụ nữ nghĩ rằng trừ khi họ có cơn đau ngực, nếu không, dấu hiệu này không phải là một cơn đau tim. Cảm giác tức ngực, nặng ở ngực không biến mất hoặc biến mất rồi trở lại có thể là dấu hiệu của một cơn đau tim ở phụ nữ..

Đau đầu: đây cũng có thể là một dấu hiệu của tăng huyết áp, vì vậy bạn cần kiểm tra bất kì triệu chứng nào.

Đau đầu nhẹ hoặc chóng mặt: đây có thể là do một số rối loạn bao gồm tiểu đường, suy tim hoặc rối loạn nhịp tim như rung nhĩ chẳng hạn.

Đau nhức quai hàm: đây có thể là một dấu hiệu của một trái tim không khỏe mạnh và là một dấu hiệu cảnh báo một cơn đau tim ở phụ nữ.

Phù chân: Dịch cơ thể có thể tích ở chân và đó là kết quả của bệnh suy tim xung huyết.

Khó nằm thẳng: đây có thể là một dấu hiệu của tràn dịch phổi, và là kết quả của bệnh suy tim xung huyết.

Bệnh tim trong thời kì mãn kinh có thể phòng ngừa được

Về mặt tích cực, nhiều vấn đề trên có thể phòng ngừa được. Thời kì mãn kinh là thời điểm quan trọng để chăm sóc tốt bản thân và trái tim của bạn.

Những phụ nữ tập thể dục, không hút Thu*c (hoặc bỏ Thu*c), theo dõi cân nặng của bản thân với một chế độ ăn dinh dưỡng lành mạnh giàu trái cây và rau củ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim khi về già.

Những phụ nữ tập thể dục có xu hướng không bị tăng huyết áp. Và việc tập thể dục cũng có thể ngăn tim của bạn bị cứng lại khi về già.

Nguồn tham khảo:http://vienyhocungdung.vn/8-dau-hieu-cho-thay-trai-tim-ban-dang-bien-doi-trong-thoi-ki-man-kinh-20181120163629093.htm
Lê Hoa (Tổng hợp)
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/cac-van-de-ve-tim-mach-o-phu-nu-thoi-ky-man-kinh-n390632.html)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, thời gian gần đây tôi hay hồi hộp, cảm giác tim như có ai bóp nghẹt vậy. Tôi không biết mình bị bệnh gì nhưng BS trong công ty khuyên tôi nên khám tim. Mangyte giúp dùm tôi thông tin lấy số khám bệnh ở Viện tim và xin giới thiệu giúp vài phòng khám có BS chuyên khoa tim mạch. Trân trọng cảm ơn. Kính chúc Mangyte luôn phát triển và được bạn đọc yêu quý, tin tưởng như lâu nay. (Trường Bảo - TPHCM)
  • Đan sâm là một vị Thu*c được dùng làm Thu*c bổ cho phụ nữ, phụ nữ chưa chồng da vàng, ăn uống thất thường, chữa tử cung xuất huyết, kinh nguyệt không đều, đau bụng, các khớp sưng đau. Còn dùng chế Thu*c xoa bóp.
  • Hạt mè thường dùng chữa các chứng: tóc bạc sớm, suy nhược sau cơn bệnh, táo bón, ho khan, thiếu sữa sau khi sinh, ung nhọt, suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh.
  • “Cái tuổi đuổi xuân đi” là quy luật không ai có thể tránh khỏi. Với người phụ nữ, quá nửa đời vất vả, đến lúc con cái trưởng thành mới được thảnh thơi đôi chút thì lại phải đối mặt với sự lão hóa do tuổi tác.
  • Ung thư và điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị...có thể gây ra các rắc rối cho cơ thể, kể cả việc ăn uống hằng ngày
  • Tại sao phụ nữ luôn lép vế hơn ở chốn công sở dù đã nỗ lực rất nhiều. Có thể bởi phái đẹp vẫn mắc phải những sai lầm phổ biến sau đây.
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Phụ nữ độ tuổi từ 45 - 55, do chức năng buồng trứng suy giảm dẫn đến rối loạn nội tiết và hệ thống thần kinh thực vật. Có đến 85% phụ nữ lâm vào một tình trạng bệnh lý được gọi là hội chứng tiền mãn kinh (menopausal syndrome) ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Biểu hiện bằng các triệu chứng như: rối loạn kinh nguyệt, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, mất ngủ, tim hồi hộp, có các cơn “bốc hỏa”, thay đổi tính tình, dễ mệt mỏi.
  • Cài đai an toàn bảo vệ bạn và em bé khỏi thương tích hoặc Tu vong trong trường hợp bị T*i n*n xe hơi. Bạn nên cài đai an toàn dù ngồi ở bất cứ vị trí nào trong xe.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY