Dinh dưỡng hôm nay

Cách đơn giản bảo quản bưởi Diễn đẹp ngon tới nửa năm

Bưởi Diễn là một trong những món đặc sản Tết của nhiều gia đình. Không bảo quản đúng cách, quả bưởi sẽ nhanh bị mốc, thối cuống, lớp vỏ nhăn nheo, không đẹp mắt. Với hơn 10 năm kinh nghiệm, chị Nguyễn Thị Mai Lan (Hà Nội) sẽ hướng dẫn bạn cách đơn giản mà có thể bảo quản bưởi lâu hơn.

Bưởi Diễn là một trong những món đặc sản Tết của nhiều gia đình. Không bảo quản đúng cách, quả bưởi sẽ nhanh bị mốc, thối cuống, lớp vỏ nhăn nheo, không đẹp mắt. Với hơn 10 năm kinh nghiệm, chị Nguyễn Thị Mai Lan (Hà Nội) sẽ hướng dẫn bạn cách đơn giản mà có thể bảo quản bưởi lâu hơn.

Cách bảo quản bưởi Diễn quen thuộc được nhiều người sử dụng nhất là xếp vào nơi khô thoáng, để bưởi xuống nước và thưởng thức dần. Nhưng với cách này, quả bưởi dễ bị hỏng và không giữ được lớp vỏ vàng căng, đẹp của bưởi Diễn.

Với hơn 10 năm kinh nghiệm, chị Nguyễn Thị Mai Lan (Hà Nội) chia sẻ, để bảo quản được lâu, nên chọn quả bưởi ngon, vỏ mỏng, nặng tay. Đặc biệt lưu ý, tuyệt đối không chọn những quả có vết dập, dù chỉ là vết rất nhỏ. Vì nếu quả bưởi đã bị dập, chỉ cần để một thời gian ngắn bưởi sẽ bị thối và có thể lan sang các quả bưởi khác.

Cách bảo quản bưởi Diễn của chị Mai Lan rất đơn giản:

- Bưởi sau khi hái hoặc mua về khoảng 5 - 10 ngày, bạn dùng nước vôi bôi vào đầu cuống bưởi. Cách này nhằm ngăn không cho vi sinh vật thâm nhập vào trái bưởi từ cuống xuống.

- Sau đó, lấy túi nylon cho từng quả bưởi vào và buộc chặt lại, tránh tiếp xúc với nước và hơi ẩm. Cách này nhằm ngăn không cho không khí tiếp xúc với trái bưởi. Khi được bọc trong túi nylon, bưởi sẽ xuống nước chậm hơn, tươi lâu hơn.

Chị Mai Lan cũng lưu ý, bạn nên sử dụng các loại túi nylon sinh học, có khả năng tự phân hủy để bảo vệ môi trường.

- Chọn nơi khô, thoáng, lót giấy báo hoặc bìa xuống dưới. Sau đó xếp từng lớp bưởi đã bọc túi lên trên.

Lưu ý, chỉ xếp một lớp bưởi. Không xếp bưởi chồng lên nhau, để tránh cho những quả bưởi phía dưới phải chịu sức nặng, làm bưởi bị dập và dễ bị thối.

Làm theo cách này, có thể bảo quản bưởi Diễn được từ 4-6 tháng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm một số cách bảo quản bưởi bằng cách:

Khi mua bưởi về, ngâm bưởi vào nước lã sạch có hòa một chút nước vôi bột nhằm sát khuẩn cho quả tránh được những sâu bệnh còn sót lại trên quả. Để bưởi khô ráo rồi sau đó bôi vôi đã hòa tan vào cuống quả. Sau đó, trải một lớp cát sạch hoặc rắc một lớp vôi mỏng lên sàn và xếp bưởi lên. Thường xuyên kiểm tra bưởi để loại bỏ những quả hỏng, tránh bị lây lan sang quả khác.

Với những cách bảo quản trên, bạn có thể giữ bưởi được tới nửa năm mà không ảnh hưởng tới chất lượng của quả.

Theo VÂN ANH/Phụ nữ Việt Nam

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo dân sinh (http://baodansinh.vn/cach-don-gian-bao-quan-buoi-dien-dep-ngon-toi-nua-nam-20200123094724736.htm)

Tin cùng nội dung

  • Thời tiết khô, lạnh của mùa đông là điều kiện lý tưởng để virus cúm phát triển. Vì vậy đừng chủ quan với sức khỏe của bản thân và gia đình bạn trong dịp cuối năm này.
  • Những người có cơ địa quá mẫn cảm với thời tiết rất hay bị đau nhức đầu mỗi khi thời tiết thay đổi, dù sự thay đổi này là rất nhỏ.
  • Không ai muốn bị ngộ độc thực phẩm, nhất là sau bữa cơm ngày tết. Vì thế hãy trang bị cho mình những vũ khí đơn giản và hiệu quả để ngăn ngừa chuyện xấu xảy ra.
  • Với một số mẹo đơn giản sau đây, bạn có thể tham khảo để phòng tránh bệnh cảm lạnh và cảm cúm một cách hiệu quả:
  • Một số vết cắn của côn trùng không gây nguy hiểm tới sức khỏe, nhưng khiến da mẩn đỏ, ngứa ngáy và cảm giác khó chịu.
  • Thận đóng vai trò quan trọng trong việc làm sạch cơ thể. Cũng như mạch máu, nếu bị tắc hoặc bịt lấp thì chúng không thể lọc máu, khiến các động, tĩnh mạch bị lão hóa.
  • Năm nay tôi 77 tuổi, bị bệnh sỏi thận tái phát, lại phải chạy chữa tốn kém. Thật may, ông anh cho một quyển sách chữa bệnh bằng cây nhà lá vườn.
  • Táo bón là bệnh lý thường gặp ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Bệnh đơn giản nhưng lâu ngày có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như viêm đại tràng mãn tính, trĩ, ung thư ruột già.
  • Ung thư dạ dày có thể tấn công mọi đối tượng và thường gặp nhất ở tuổi trung niên. Song bệnh có thể dễ dàng ngăn ngừa bằng những cách dưới đây.
  • Đau gót chân là trạng thái bệnh lý thường gặp, nhất là ở những người có tuổi và cao tuổi. Bệnh phát sinh chủ yếu do xương gót bị thoái hóa mọc gai xương, viêm bao hoạt dịch phần gót, viêm lớp đệm xương gót, viêm xung quanh gân cơ gót, viêm màng gân cơ bàn chân..., được biểu hiện bằng triệu chứng đau nhức ở gót chân với các mức độ khác nhau, đặc biệt là khi đột ngột đứng dậy, khi đi lại nhiều, ngồi nghỉ thì đỡ đau.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY