Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Cách ly và lấy mẫu xét nghiệm tất cả người nhập cảnh về từ vùng dịch Covid-19

(MangYTe) - Theo chỉ đạo mới nhất từ Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19, các địa phương sẽ tổ chức cách ly tập trung, lấy mẫu xét nghiệm tất cả trường hợp về từ quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch Covid-19…

Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 vừa ban công văn gửi các Bộ: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, Giao thông Vận tải; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tổ chức cách ly phòng chống dịch Covid-19.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại thông báo số 98/TB-VPCP ngày 14/3/2020 về việc phòng chống dịch Covid-19; qua nắm bắt thông tin, dự kiến trong những ngày tới sẽ có rất nhiều học sinh, sinh viên, người lao động, vào Việt Nam về từ các quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch Covid-19.

Trước mắt, các quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch Covid-19 bao gồm: các nước thuộc khu vực Schengen (Áo, Bỉ, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Iceland, Ý, Latvia, Liechtenstein, Litva, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Thụy Sĩ), Vương quốc Anh và Bắc Ai-len, Trung Quốc, Hàn Quốc và Iran.

Vì thế, để tổ chức cách ly y tế hiệu quả đối với người nhập cảnh từ vùng có dịch, Ban Chỉ đạo Quốc gia đề nghị các Bộ có liên quan và UBND các tỉnh, thành triển khai các nội dung liên quan đến việc tổ chức cách ly phòng chống dịch Covid-19 như sau.

Theo đó, Bộ Giao thông Vận tải cần thông báo kịp thời số lượng chuyến bay, số lượng và thông tin hành khách, thời gian dự kiến hạ cánh, địa điểm hạ cánh các chuyến bay về từ các quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch Covid-19cho các Bộ có liên quan và UBND các tỉnh, thành phố để thực hiện việc tiếp nhận và tổ chức cách ly theo quy định.

Kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm các hành khách đi về từ vùng dịch

Đồng thời, yêu cầu các hãng hàng không thông báo tới hành khách về việc tuân thủ các quy định về phòng chống dịch, bệnh từ các cơ quan chức năng của Việt Nam.

Bộ Quốc phòng có trách nhiệm tổ chức khu cách ly và bố trí phương tiện vận chuyển để đón toàn bộ người nhập cảnh về từ hoặc từng đi qua các quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch Covid-19 trong vòng 14 ngày về khu vực cách ly tập trung. Chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết tại khu vực cách ly theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Bộ cũng cần lên phương án chuyển các trường hợp cách ly tập trung về các đơn vị cách ly khác của các tỉnh, thành phố lân cận trong trường hợp quá tải tại các khu vực cách ly tập trung của quân đội.

Bộ Công an cần nghiên cứu phương án để rút ngắn thời gian làm thủ tục nhập cảnh hoặc hoàn thiện thủ tục nhập cảnh sau để tránh tình trạng quá tải, tập trung đông người tại sân bay khi các máy bay hạ cánh

Bộ Y tế và Bộ Ngoại giao cần theo dõi diễn biến tình hình dịch trên thế giới để báo cáo Thủ tướng chính phủ quyết định tiếp tục cập nhật danh sách quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch Covid-19.

Ban chỉ đạo cũng yêu cầu UBND tỉnh/thành phố thực hiện tiếp nhận, theo dõi, giám sát, tổ chức cách ly y tế và chỉ đạo lấy mẫu xét nghiệm tất cả các trường hợp về từ quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch Covid-19.

Trong đó, trường hợp kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19 được chuyển ngay đến các cơ sở y tế để được cách ly, điều trị kịp thời. Nếu có kết quả xét nghiệm âm tính thì cách ly tập trung đến khi đủ 14 ngày.

Đồng thời bố trí địa điểm với đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực, phương tiện để sẵn sàng tiếp nhận các trường hợp cách ly trong trường hợp các khu cách ly của quân đội bị quá tải.

Bên cạnh đó, lập danh sách các cơ sở cách ly tại địa phương và báo cáo về Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng) trước 16h00 ngày 15/3. Nội dung gồm: Các cơ sở hiện đang sử dụng làm khu cách ly tập trung và dự kiến số lượng người có khả năng thu dung vào cách ly tập trung; Các cơ sở có thể trưng dụng làm khu cách ly tập trung và dự kiến khả năng số lượng người có thể cách ly tập trung tại các khu vực này.

PV

Mạng Y Tế
Nguồn: Công lý (https://congly.vn/xa-hoi/doi-song/cach-ly-va-lay-mau-xet-nghiem-tat-ca-nguoi-nhap-canh-ve-tu-vung-dich-covid-19-335574.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY