Mắt hôm nay

Cách nhận biết và phòng tránh cận thị ở trẻ

Cận thị là một tật khúc xạ gây rối loạn chức năng thị giác và chiếm một vị trí đáng kể trong nhóm tật về thị giác, đặc biệt ở độ tuổi học đường.

Người bị nhìn rõ khi vật gần mắt và nhìn mờ khi vật xa mắt. Cận thị ở trẻ không gây Tu vong nhưng nếu không phát hiện sớm và chữa trị kịp thời có thể gây biến chứng bong võng mạc, mù lòa.

Nguyên nhân gây cận thị

Có hai nguyên nhân chính gây là do bẩm sinh và mắc phải. Trong đó, do bẩm sinh (di truyền) chiếm khoảng 60%. Số còn lại là do tác động môi trường, bụi bẩn, thời gian và mức độ sử dụng mắt: làm việc bằng mắt quá nhiều, hơn hoặc bằng 8 giờ trong một ngày; cường độ ánh sáng quá tối; nhìn vật quá gần; sau phẫu thuật hoặc chấn thương…

Cận thị thường gặp ở lứa tuổi học đường là do các em học tập, làm việc, nhìn gần nhiều trong điều kiện thiếu ánh sáng, mắt không được nghỉ ngơi hợp lý.

Dấu hiệu nhận biết

Tật khúc xạ nói chung và nói riêng đều gây giảm thị lực. Vì vậy, khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu sau cần đưa trẻ đi khám để có phương pháp điều trị kịp thời: lúc xem tivi, trẻ phải lại gần mới xem được; đọc bài hay bị nhảy hàng hoặc phải dùng ngón tay để dò theo các chữ khi đọc; ở lớp trẻ phải lại gần bảng mới nhìn được; khi viết, nhiều chữ viết sai, thiếu, hoặc phải chép bài của bạn; hay cúi gần nhìn sách; hay nheo mắt hoặc nghiêng đầu khi nhìn vật ở xa; hay dụi mắt mặc dù trẻ không buồn ngủ; thường kêu mỏi mắt, nhức đầu, hay chảy nước mắt; sợ ánh sáng hoặc bị chói mắt; không thích các hoạt động phải nhìn xa...

Điều trị

Bệnh cận thị có thể điều trị hiệu quả hoặc thuyên giảm nếu sớm và có các phương pháp điều trị kịp thời.

Có nhiều phương pháp điều trị cận thị, phổ biến nhất là đeo kính gọng, đeo kính sát tròng và hiện đại nhất là mổ laser.

Đeo kính gọng là cách thông dụng, rẻ tiền, dễ áp dụng. Tuỳ theo mức độ cận thị, bệnh nhân cần đeo kính thường xuyên hay chỉ cần đeo kính khi nhìn xa. Nếu bệnh nhân được chỉnh kính đúng thì tiến triển sẽ chậm lại, không bị tăng độ.

Sử dụng kính sát tròng thì bệnh nhân phải giữ gìn vệ sinh tốt, đặc biệt là trong môi trường nóng ẩm và bụi, đeo kính vào sáng sớm và tháo ra buổi tối trước khi ngủ, không được đeo kính sát tròng khi xuống nước như khi đi tắm biển.

Trẻ đeo kính sát tròng cần được kiểm tra giác mạc 3 tháng một lần, phải ngưng sử dụng kính nếu có bất thường trên giác mạc hoặc có phản ứng của mắt với kính.

Đối với phương pháp phẫu thuật Laser, chỉ điều trị với bệnh nhân trên 18 tuổi. Phẫu thuật này khá phổ biến, chính xác và có hiệu quả cao nhất trong phẫu thuật khúc xạ hiện nay, nhất là dùng Excimer laser.

Ưu điểm là không đau, thời gian phẫu thuật ngắn dưới 10 phút, độ chính xác cao, phục hồi thị lực nhanh, bệnh nhân có thể nhìn rõ sau phẫu thuật 12-24 giờ. Tuy nhiên, có thể có những biến chứng trong khi phẫu thuật như rách vạt, đứt vạt giác mạc hoặc biến chứng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật.

Cách phòng ngừa

Cận thị cũng như các bệnh khác nếu có kiến thức về bệnh có thể phòng ngừa được. Đó là phải có sự phối hợp tích cực giữa học sinh, gia đình và nhà trường.

Trước hết, trẻ phải có tư thế ngồi học ngay ngắn; lớp học, góc học tập phải đạt đúng theo tiêu chuẩn, đủ ánh sáng; ánh sáng phải được phân bố đều và có cường độ tốt để không gây lóa mắt.

Không nên nằm hay quỳ khi ngồi học hay viết bài, không nên học tập, làm việc bằng mắt liên tục và kéo dài nhiều giờ. Nên cho mắt nghỉ ngơi từ 5-10 phút bằng cách nhắm mắt lại hoặc nhìn ra xa sau mỗi giờ học. Không nên đọc sách trong bóng tối hoặc ngồi trước máy vi tính, tivi quá nhiều bởi sẽ gây mỏi mắt.

Hạn chế và giảm những triệu chứng mỏi mệt điều tiết do gây ra, cần làm việc ở khoảng cách thích hợp.

Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng, nên cho trẻ ăn nhiều các thực phẩm gồm các chất protein và vitamin. Khi học tập căng thẳng, càng phải chú ý bổ sung dinh dưỡng, tăng cường tập luyện thể thao thể dục sẽ làm hạn chế tăng cận thị.

Mắt có tật khúc xạ và là trẻ suy giảm khả năng nhìn xa, thường biểu hiện nheo mắt, nghiêng đầu, vẹo cổ khi nhìn trong lớp, không nhìn rõ trên bảng hay cúi gần nhìn sách.

Các em dành khá nhiều thời gian để học bài, chơi game… khi chưa đủ trưởng thành để ý thức được tầm quan trong của đôi mắt, thì vai trò của cha mẹ trong việc quan tâm, nhắc nhở là điều không thể thiếu.

Để cho trẻ có đôi mắt sáng, khỏe, đẹp, các bậc phu huynh nên dành thời gian quan tâm, tìm hiểu những thông tin hướng dẫn các em tránh được những bệnh mắt nguy hiểm.

Khi thấy trẻ có những dấu hiệu không tốt về mắt, nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa mắt để khám và có phương pháp điều trị thích hợp.

Theo Tuổi trẻ/Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe Đồng Nai

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/cach-nhan-biet-va-phong-tranh-can-thi-o-tre-n326196.html)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY