Trẻ em hôm nay

Chăm sóc trẻ em

Cách vệ sinh mũi cho trẻ khi thời tiết trở lạnh để tránh bệnh đường hô hấp

Thời tiết lạnh mùa đông là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, siêu vi dễ dàng tấn công đường hô hấp của trẻ. Vậy cha mẹ cần vệ sinh đường hô hấp cho con thế nào để phòng bệnh?

Vì sao cần vệ sinh mũi cho trẻ?

Theo bsck2 nguyễn hoàng phong, trưởng khoa hô hấp 1, bv nhi đồng 2, khoảng 80% bệnh đường hô hấp là do siêu vi gây ra làm viêm nhiễm, xuất tiết đàm nhớt gây tắc nghẽn đường thở.

Và tình trạng này khiến trẻ khó thở, khó chịu, ăn uống kém, nhất là trẻ sơ sinh và nhũ nhi. Nếu để lâu bệnh sẽ tiến triển nặng, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng trẻ.

Vì vậy, khi trẻ có những dấu hiệu như: chảy mũi, hắt hơi, ho…, cha mẹ nên thường xuyên vệ sinh mũi họng cho trẻ bằng các sản phẩm nước muối S*nh l* phù hợp với trẻ (nhỏ mũi, chai xịt mũi) nhằm làm thông thoáng đường thở, không để ứ đọng đờm nhớt, tránh tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn, virus phát triển.

Thường xuyên vệ sinh mũi họng cho trẻ để phòng tránh các bệnh đường hô hấp. Ảnh minh họa

Trong quá trình vệ sinh mũi họng cho con, cha mẹ cần chú ý, không để trẻ dùng chung 1 sản phẩm vệ sinh mũi họng để tránh lây lan bệnh. khi trẻ có dấu hiệu trở nặng, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Cha mẹ không nên tự chữa bệnh cho trẻ theo truyền miệng như dùng nước ép tỏi, hành, các loại dầu để nhỏ vào mũi trẻ vì sẽ có thể gây bỏng niêm mạc mũi khiến bệnh viêm đường hô hấp trở nên trầm trọng hơn.

Ngoài ra, để tránh các bệnh đường hô hấp cho con, cha mẹ cũng cần chú ý vệ sinh nhà cửa, môi trường sống sạch sẽ; cho trẻ uống đủ nước; giữ ấm cho trẻ vào ban đêm…

Cách xử trí ban đầu tại nhà khi trẻ bị chảy nước mũi

Nếu nước mũi chảy ra trước có màu trắng trong, cha mẹ chỉ cần nhỏ nước muối 0,9% ngày 4-5 lần, mỗi bên mũi 3-4 giọt.

Khi nước mũi đã chuyển sang màu vàng xanh, lúc này bệnh nhi cần phải được thăm khám bởi thầy Thu*c tai mũi họng để xác định chính xác mức độ, nguyên nhân gây bệnh giúp cho việc dùng Thu*c an toàn và hợp lý.

Tình trạng chảy nước mũi, nghẹt mũi khiến trẻ khó thở, khó chịu, ăn uống kém. Ảnh minh họa

Cha mẹ nhỏ mũi cho trẻ theo cách sau:

Để bé nằm ngữa, đầu ngữa nhẹ ra sau.

Nhỏ nước muối S*nh l* ấm vào mỗi mũi. Trẻ dưới 1 tuổi nhỏ 2 đến 3 giọt, trẻ lớn hơn nhỏ 4 đến 5 giọt.

Để khoảng 30 giây đề nước thấm vào làm loãng đàm nhớt trong hốc mũi.

Làm sạch hốc mũi: nếu trẻ lớn biết xì mũi thì cho bé ngồi dậy và xì mũi ra một khăn sạch. Nếu trẻ nhỏ không xì mũi được thì dùng bóng hút hút đờm nhớt trong hốc mũi. Bóp xẹp bóng hút, đưa đầu hút vào trong cửa mũi, lấy tay bít mũi bên kia rồi đột ngột buông bóng phình ra, khi đó chất đàm nhớt trong hốc mũi sẽ được hút vào trong bóng hút.

Rửa bóng hút mũi: bóp mạnh bóng hút mũi để đàm nhớt trong bóng xì vào cái khăn hoặc miếng giấy. Sau khi hút hết cả hai hốc mũi bóng hút được làm sạch bằng cách hút xả nhiều lần dưới vòi nước.

Có thể thực hiện việc nhỏ mũi và hút mũi mỗi ngày 4 lần cho đến khi bé không còn dấu hiệu của nghẹt mũi. Cũng có thể thực hiện nhiều lần trong ngày khi bé có dấu hiệu nghẹt mũi và tình trạng tiết nước mũi nhiều.

Theo An An/ Gia Đình Mới

https://www.giadinhmoi.vn/cach-ve-sinh-mui-cho-tre-khi-thoi-tiet-tro-lanh-de-tranh-benh-duong-ho-hap-d52659.html

Theo Gia Đình Mới

Link bài gốc

https://www.giadinhmoi.vn/cach-ve-sinh-mui-cho-tre-khi-thoi-tiet-tro-lanh-de-tranh-benh-duong-ho-hap-d52659.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/cham-soc-con-114/cach-ve-sinh-mui-cho-tre-khi-thoi-tiet-tro-lanh-de-tranh-benh-duong-ho-hap-392032)

Tin cùng nội dung

  • Chỉ mới 5 ngày trong tháng 6/2013, cơ quan báo chí đưa tin có hai trẻ nhỏ Tu vong do sự bất cẩn của người lớn trong khi trông giữ trẻ. Cần báo động sự vô trách nhiệm của người lớn trong khi chăm sóc trẻ.
  • Thói quen đeo trang sức giả ngày Tết cho trẻ em từ lâu không chỉ làm đẹp, tạo phong cách thời trang mà còn biểu lộ ước mong của người lớn có một năm mới giàu sang, phú quý. Tuy nhiên…
  • Đo hô hấp ký là xét nghiệm giúp chẩn đoán các tình trạng bệnh lý của phổi, phổ biến nhất là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Ngoài ra đo hô hấp ký được dùng để theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh lý về phổi, cũng như theo dõi đáp ứng hiệu quả điểu trị.
  • Dưỡng chất cần thiết cho trẻ em ung thư như chất đạm, đường (carbohydrate), chất béo, nước, vitamin và khoáng chất. Chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn hiểu rõ nhu cầu đặc biệt của con bạn và lên kế hoạch ăn uống cụ thể.
  • Điều trị ung thư và chính bản thân bệnh ung thư có thể làm con bạn thay đổi về hương vị và mùi vị,sẽ ảnh hưởng đến sự thèm ăn của trẻ.
  • Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi quy định rõ về xử lý những người hành nghề trái phép và Ph* thai cho trẻ vị thành niên.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Bạn có thể có nguy cơ bị bệnh phổi liên quan đến công việc nếu không khí tại nơi làm việc chứa quá nhiều bụi, khói, khí gas, hơi hoặc sương mù. Việc hút Thu*c cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về các nguy cơ và cách phòng tránh.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY