Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Cách xử lý khi trẻ bị tiêu chảy

Tiêu chảy là tình trạng trẻ đi ngoài nhiều hơn 3 lần trong ngày và phân của trẻ có nhiều nước.

Những yếu tố nguy cơ gây tiêu chảy ở trẻ

Bệnh tiêu chảy ở trẻ em thường gặp vào mùa hè hay gặp các bệnh lý do tiêu chảy nhiễm khuẩn. nguồn ảnh: internet

Bệnh tiêu chảy ở trẻ em thường gặp vào mùa hè hay gặp các bệnh lý do tiêu chảy nhiễm khuẩn, vào mùa đông xuân hay gặp các bệnh lý tiêu chảy do virus (rotavirus). thêm vào đó, những yếu tố sau đây được xem là tăng nguy cơ gây tiêu chảy ở trẻ nhỏ:

Ăn uống không hợp vệ sinh có thể gây tiêu chảy ở trẻ nhỏ

Thường xuyên cho trẻ ăn uống bên ngoài, đồ ăn không hợp vệ sinh.

Bú bình không đảm bảo vệ sinh.

Nguồn nước không đảm bảo.

Dụng cụ hoặc khâu chế biến thiếu sạch sẽ, nhiễm vi khuẩn gây bệnh.

Quá trình vệ sinh cho trẻ chưa đúng cách.

Thói quen không rửa tay sạch sẽ trước khi ăn hoặc trước khi chế biến thức ăn.

Một số biện pháp xử lý khi bé bị tiêu chảy cấp

Như đã đề cập đến ở trên, trẻ đi ngoài ra phân nhiều nước nên thường bị mất nước, khi cơ thể thiếu nước sẽ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng. tuy nhiên, khi trẻ bị tiêu chảy cấp thì đường ruột vẫn có thể hấp thu nước được, vì vậy nên phụ huynh lưu ý phải cho trẻ uống bù nước.

Nhìn chung, điều trị tiêu chảy cấp chủ yếu là bù nước và điện giải trên nguyên tắc đánh giá đúng tình trạng mất nước.

Phụ huynh có thể sử dụng một số dung dịch bù nước thông dụng như: Dung dịch ORS (oresol), ORS dạng pha sẵn, viên hoặc gói. Chú ý pha đúng theo hướng dẫn trên bao bì, dung dịch bù nước đã pha nếu quá 24 giờ không uống thì nên bỏ đi. Tuy nhiên phụ huynh lưu ý tuyệt đối không nên sử dụng dung dịch điện giải khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ để tránh những rủi ro không đáng có.

Ngoài ra thì biện pháp bù nước chỉ áp dụng cho các trường hợp mất nước nhẹ. Với các trường hợp trẻ bị mất nước nặng và xuất hiện những biểu hiện như: Mắt trũng, môi khô, da nhăn nheo… cần phải được đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để bù nước bằng truyền tĩnh mạch.

Bên cạnh đó, khi điều trị tiêu chảy cấp, ngoài bù nước hoặc sử dụng thu*c ra thì phụ huynh cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng thích hợp. đối với trẻ bị tiêu chảy, khả năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn trở nên kém đi, do đó thức ăn cần đảm bảo phải được chế biến kỹ, nấu nhuyễn dễ tiêu hóa hợp khẩu vị. đồng thời, phụ huynh chú ý đảm bảo đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ, không nên kiêng khem quá mức. riêng với trường hợp trẻ có biểu hiện nôn, trớ nhiều, phụ huynh nên khuyến khích cho trẻ ăn, uống chậm lại hoặc ăn một lượng thức ăn ít hơn để giảm thiểu các triệu chứng nói trên.

Những biện pháp kể trên chỉ mang tính chất tham khảo. Tốt hơn hết, trẻ cần được thăm khám bởi các bác sĩ chuyên khoa để xác định nguyên nhân gây bệnh cũng như phương hướng điều trị phù hợp.

Theo tieudung.vn

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.vn/khoe-dep/cach-xu-ly-khi-tre-bi-tieu-chay-64030.html

Theo tieudung.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/cach-xu-ly-khi-tre-bi-tieu-chay/20220609063137327)

Tin cùng nội dung

  • Người già, trẻ em là những đối tượng dễ bị tiêu chảy nặng, có thể suy thận, trụy mạch nếu không được cấp cứu kịp thời.
  • Khí hậu nóng ẩm mùa hè là điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây tiêu chảy. Bệnh thường gặp ở những nơi vệ sinh kém, thức ăn bị ô nhiễm.
  • Ngoài lý do mắc tiêu chảy do ăn phải thức ăn chứa vi khuẩn hay do độc tố của vi khuẩn, trẻ còn có thể mắc tiêu chảy do virut như Rotavirus...
  • Nguyên nhân gây tiêu chảy mạn tính có thể do kém hấp thu trong loạn khuẩn đường ruột do lạm dụng kháng sinh; tổn thương niêm mạc ruột do viêm mạn; thiếu enzym tiêu hóa; nghiện rượu; ung thư đường ruột; bệnh lý gây rối loạn chuyển hóa như trong đái tháo đường, xơ gan... Ăn uống có vai trò quan trọng trong điều trị tiêu chảy mạn.
  • Thần khúc là chế phẩm từ bột mì và các bột Thu*c khác, trộn đều, ép khuôn, cho lên men. Trong thần khúc có tinh dầu, các men rượu bia, protein, lipid và vitamin.
  • Theo y học cổ truyền, sắn thuyền có vị đắng chát, tính mát; có tác dụng thu sáp, kháng khuẩn, tiêu viêm, làm lành vết thương. Thường dùng để sát khuẩn, điều trị vết thương phần mềm, tiêu chảy, bạch đới,…
  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...)...
  • Tiêu chảy có thể xảy ra cấp tính (xuất hiện đột ngột và kéo dài không quá 4 tuần) hay mạn tính (dai dẳng). Tiêu chảy dẫn đến tình trạng mất nước, gây mệt mỏi, chóng mặt, mất ý thức, nhịp tim nhanh, hôn mê
  • Bệnh tiêu chảy ở trẻ em bị gây ra bởi vi – rút và thường tự cải thiện trong vòng một tuần. Nếu tiêu chảy do vi - rút trẻ thường có triệu chứng sốt và khởi bệnh với việc nôn ói
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY