Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Cần chuẩn hóa hệ thống xét nghiệm bệnh viện để đẩy nhanh tiến độ liên thông

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn chỉ đạo các bệnh viện cần đẩy nhanh tiến độ liên thông xét nghiệm nhằm giảm phiền hà, tiết kiệm chi phí cho người bệnh, nguồn lực của xã hội, đồng thời qua đó sớm hội nhập mạng lưới kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm trong khu vực và thế giới.

Tại Hội nghị Tổng kết Thực hiện Quản lý Chất lượng Xét nghiệm và Hoàn tất Liên thông Kết quả Xét nghiệm theo QĐ 316/TTG-CP diễn ra tại TP.HCM ngày 26/11/2018, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, năm 2017 các bệnh viện trên toàn quốc đã thực hiện 528.765.000 xét nghiệm, tăng 1,02% so với năm 2016.

Trong đó, xét nghiệm ở bệnh viện tuyến tỉnh chiếm đa số với 51%, các bệnh viện tuyến Trung ương 22% và 20% thuộc về các bệnh viện tuyến huyện.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, liên thông kết quả xét nghiệm giữa các bệnh viện, giảm số lượng xét nghiệm, tiết kiệm thời gian và chi phí cho người bệnh

“Thực hiện liên thông kết quả xét nghiệm giữa các bệnh viện, số lượng xét nghiệm sẽ giảm đáng kể, điều này sẽ giúp tiết kiệm nhiều thời gian, tiền bạc cho người bệnh, đồng thời cũng giảm quá tải bệnh viện”, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn khẳng định.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho rằng hệ thống xét nghiệm của các bệnh viện phải được chuẩn hóa. Đây là tiêu chuẩn đầu tiên để các bệnh viện có thể công nhận kết quả lẫn nhau cũng như đảm bảo chất lượng của các kết quả xét nghiệm giữa các bệnh viện.

Bộ Y tế đã giao các Trung tâm Kiểm chuẩn Xét nghiệm của 3 khu vực miền Bắc, miền Trung và miền Nam khẩn trương xây dựng tiêu chuẩn đánh giá và bộ tiêu chí cho các phòng xét nghiệm trong cả nước, cũng như tập huấn, đào tạo, giám sát, chương trình ngoại kiểm cho các bệnh viện. Như vậy, để liên thông kết quả xét nghiệm thuận lợi là đội ngũ nhân lực làm việc trong các phòng xét nghiệm phải có trình độ tương đương nhau trên toàn quốc.

Hệ thống xét nghiệm của các bệnh viện phải được chuẩn hóa để các bệnh viện có thể công nhận kết quả lẫn nhau cũng như đảm bảo chất lượng kết quả xét nghệm

Theo PGS. TS. Vũ Quang Huy, Giám đốc Trung tâm Kiểm chuẩn Chất lượng Xét nghiệm Y học (ĐH Y Dược TP.HCM), từ năm 2014 đến năm 2018, đơn vị này đã tiến hành đào tạo hàng trăm lượt cán bộ xét nghiệm, đồng thời giám sát quản lý chất lượng cho các cơ sở y tế cho phía Nam.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định QĐ 316/TTG-CP phê duyệt đề án tăng cường năng lực hệ thống quản lý chất lượng xét nghiệm y học giai đoạn 2016-2025. Theo đó, từ ngày 31/7/2018, 38 bệnh viện tuyến Trung ương trên toàn quốc chính thức liên thông kết quả xét nghiệm.

Lộ trình đến ngày 31/12/2018 sẽ thực hiện liên thông đối với các phòng xét nghiệm cùng mức chất lượng trong phạm vi tỉnh và đến năm 2025 thực hiện liên thông kết quả xét nghiệm trên toàn quốc.

An Quý

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/chuan-hoa-he-thong-xet-nghiem-benh-vien-de-day-nhanh-tien-do-lien-thong-n151107.html)

Tin cùng nội dung

  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY