Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

Can thiệp dinh dưỡng đúng cách để trẻ đạt tầm vóc tối ưu khi trưởng thành

Trẻ thấp còi nặng chỉ đạt được chiều cao tối đa 1m58 nếu những giai đoạn sau chăm sóc tốt. Còn trẻ phát triển bình thường, cao 94,5 cm lúc 3 tuổi, khi trưởng thành sẽ có chiều cao khoảng 1m71
Tăng trưởng những năm đầu đời có thể ảnh hưởng tới tầm vóc của trẻ khi trưởng thành. Có nghiên cứu chỉ ra rằng bé 3 tuổi, cao 81 cm sẽ chỉ đạt tầm vóc tối đa 1m58. Đối với trẻ thấp còi, nhẹ cân, nếu không can thiệp dinh dưỡng kịp thời thì trẻ khó bắt kịp đà tăng trưởng.

Chiều cao lúc nhỏ ảnh hưởng tầm vóc khi trưởng thành

Phát biểu tại hội thảo về dinh dưỡng nhi khoa tổ chức tại Hà Nội mới đây, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Gia Khánh - Chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam dẫn nghiên cứu INCAP Oriente cho thấy, chiều cao lúc 3 tuổi có ảnh hưởng lớn đến tầm vóc khi trưởng thành. Trẻ thấp còi nặng chỉ đạt được chiều cao tối đa 1m58 nếu những giai đoạn sau chăm sóc tốt. Còn trẻ phát triển bình thường, cao 94,5 cm lúc 3 tuổi, khi trưởng thành sẽ có vóc dáng 1m71.

trẻ thấp còi nặng chỉ đạt được chiều cao tối đa 1m58 nếu những giai đoạn sau chăm sóc tốt. Còn trẻ phát triển bình thường, cao 94,5 cm lúc 3 tuổi, khi trưởng thành sẽ có chiều cao khoảng 1m71.

Việt Nam hiện vẫn còn tỷ lệ lớn trẻ dưới 5 tuổi bị thấp còi, nhẹ cân. Theo một điều tra của Viện Dinh dưỡng, tại Việt Nam vào năm 2015, cứ 6 trẻ dưới 5 tuổi thì có 1 trẻ thiếu cân (14,1%), 4 trẻ dưới 5 tuổi lại có 1 trẻ bị thấp còi (24,6%)…

Thiếu hụt dinh dưỡng có thể dẫn đến bệnh tật và cản trở đà phát triển của trẻ, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, suy yếu miễn dịch và giảm khả năng hồi phục khi ốm đau, ảnh hưởng tới tầm vóc của trẻ khi trưởng thành.

Các chuyên gia nhi khoa và dinh dưỡng khuyến cáo trẻ có nguy cơ thiếu dinh dưỡng và các vấn đề tăng trưởng như thấp còi, nhẹ cân, sức đề kháng kém, cần được phát hiện sớm và có giải pháp hợp lý. Can thiệp dinh dưỡng đúng lúc sẽ giúp giải quyết tức thời các tác động của việc thiếu dinh dưỡng; và một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng có thể cung cấp đủ các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cần thiết giúp trẻ bắt kịp và duy trì đà tăng trưởng.

Hiệu quả của bổ sung dinh dưỡng bằng đường uống đã được chứng minh lâm sàng

Có một số phương pháp can thiệp dinh dưỡng được sử dụng bao gồm tư vấn chế độ ăn uống, tăng cường lựa chọn thực phẩm lành mạnh trong gia đình cũng như bổ sung dinh dưỡng bằng đường uống nếu cần thiết. Dinh dưỡng bổ sung bằng đường uống có các ưu điểm nổi bật: chứa các dưỡng chất đại lượng và vi lượng thiết yếu cho sự tăng trưởng và phát triển; dễ tiêu hóa và hấp thu; chứa protein chất lượng cao…

Hiệu quả của bổ sung dinh dưỡng bằng được uống đã được các nghiên cứu trên thế giới chứng minh lâm sàng giúp trẻ cải thiện về tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe tổng thể, trẻ tăng trưởng về chiều cao và cân nặng, cải thiện miễn dịch, giảm số ngày ốm.

Cụ thể, một số nghiên cứu thực hiện trên thế giới cho thấy trẻ có nguy cơ thiếu dinh dưỡng, trẻ kém ăn, khi được cung cấp dinh dưỡng bổ sung bằng đường uống mỗi ngày, cha mẹ của trẻ được tư vấn việc chuẩn bị bữa ăn thì kết quả là tình trạng dinh dưỡng của trẻ được cải thiện rõ rệt: trẻ ăn ngon miệng hơn chỉ sau 4 tuần; trẻ tăng cân khỏe mạnh sau 8 tuần và chiều cao tăng nhanh sau 12 tuần; tăng cường sức đề kháng, giảm số ngày bệnh sau 16 tuần; và sau 48 tuần, trẻ duy trì tăng trưởng bình thường sau khi đã bắt kịp đà tăng trưởng. Hơn nữa, việc can thiệp dinh dưỡng này còn làm tăng tiêu thụ các loại thức ăn đa dạng hơn, bao gồm hoa quả, rau và các thức ăn giàu protein.

Đối với trẻ em Việt Nam, lợi ích của bổ sung dinh dưỡng bằng đường uống đối với trẻ cũng đã được chứng minh qua nghiên cứu lâm sàng mang tên “Bổ sung dinh dưỡng đường uống cải thiện tăng trưởng thể chất và sự thiếu hụt vi chất ở trẻ thấp còi” (đã được trình bày tại Hội nghị Quốc tế về Dinh dưỡng và Tăng trưởng lần thứ 5 diễn ra vào các ngày 1-3/3/2018 do TS Ninh Thị Nhung (công tác tại Đại học Y Dược Thái Bình) thực hiện tại 3 nhà trẻ của tỉnh.

Dinh dưỡng bổ sung sử dụng trong các nghiên cứu nói trên là PediaSure, một sản phẩm do Abbott Nutrition nghiên cứu và sản xuất, chứa 37 dưỡng chất thiết yếu và nguồn đạm chất lượng cao, được chứng minh lâm sàng giúp tăng trưởng chiều cao, cân nặng rõ rệt và tăng cường sức đề kháng.

TS Francisco Rosales, Giám đốc Y khoa, Phòng nghiên cứu và phát triển Abbott Nutrition (Hoa Kỳ) cho biết: “Các chứng minh lâm sàng cho thấy việc sử dụng lâu dài thực phẩm bổ sung dinh dưỡng bằng đường uống như PediaSure giúp cải thiện tình trạng dinh dưỡng tổng thể, bổ sung các thiếu hụt về dinh dưỡng ở trẻ có nguy cơ thiếu dinh dưỡng hay trẻ kén chọn ăn uống. Những trẻ em trong các nghiên cứu đã sử dụng PediaSure đều nhanh chóng bắt kịp đà tăng trưởng về cân nặng và chiều cao, cải thiện về khẩu vị và mức độ hoạt động thể chất, giảm số ngày bệnh. Việc sử dụng PediaSure lâu dài không dẫn đến tăng cân quá mức và không ảnh hưởng tới việc hấp thụ các thực phẩm thông thường trong gia đình”.

Bằng việc xem xét các lợi ích đã được chứng minh lâm sàng của bổ sung dinh dưỡng đường uống đối với sự phát triển khỏe mạnh của trẻ, các chuyên gia y tế cũng có thể chăm sóc tốt hơn cho trẻ nằm viện. Các chứng minh khác được chia sẻ tại hội nghị cho thấy việc sử dụng bổ sung dinh dưỡng đường uống đối với bệnh nhân nhi khoa giúp cải thiện kết quả nằm viện cũng như có thể mang đến một phương án hiệu quả về chi phí để cải thiện việc chăm sóc trẻ tại bệnh viện.

Abbott đã hỗ trợ 13 triệu thành viên của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các địa phương phát triển chương trình nuôi con bằng sữa mẹ, bởi đây là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ nhỏ. Đối với những vùng nông thôn có tỷ lệ trẻ thấp còi cao nhất cả nước (Quảng Trị, Huế và An Giang), Abbott Fund đã hỗ trợ cải thiện dinh dưỡng cho hơn 25.000 trẻ từ năm 2004 đến nay. Chương trình hiện đã mở rộng đến 57 tỉnh thànhPhan Hoàng

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/can-thiep-dinh-duong-dung-cach-de-tre-dat-tam-voc-toi-uu-khi-truong-thanh-n143609.html)

Tin cùng nội dung

  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY