Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Cảnh báo những nguy hiểm cho trẻ em từ nơi vui chơi công cộng

Chỉ một sự vô ý của người lớn, trẻ em rất có thể gặp phải những T*i n*n nguy hiểm ngay tại những khu vui chơi công cộng.

Chỉ một sự vô ý của người lớn, trẻ em rất có thể gặp phải những T*i n*n nguy hiểm ngay tại những khu vui chơi công cộng.

Những T*i n*n có thể xảy ra tại nơi trẻ em thường vui chơi

Mới đây, công ty Môi trường và Đô thị Hải Phòng đã cho lắp rất nhiều cây giả bằng kim loại gắn bồn hoa để trang trí cho dải cây xanh trung tâm TP. Hải Phòng, phục vụ cảnh quan cho nhân dân vui xuân Canh Tý.

Điều đáng nói là những cây giả này được gắn với những chiếc lá kim loại được thiết kế mỏng, nhọn và chỉ cách mặt đất chừng 50cm đến 1m. 

Những cây giả có lá kim loại sắc nhọn được lắp đặt ở công viên nơi có nhiều trẻ em. Ảnh: Viẹtnamnet

Nhiều phụ huynh khi cho con vào công viên chơi rất lo lắng, phải để mắt trông chừng và luôn nhắc nhở con tránh xa cây hoa nguy hiểm. Việc những cây giả với những chiếc lá sắc nhọn này được lắp đặt dày đặc, dễ gây ra T*i n*n cho trẻ em đã được người dân bức xúc phản ánh.

Nguy cơ gây mất an toàn cho những đứa trẻ khi đến gần cây giả. Ảnh: Vietnamnet

Phía công ty Môi trường và Đô thị Hải Phòng đã tiếp thu ý kiến và hứa đơn vị sẽ tổ chức tháo dỡ ngay. Đây chỉ một trong những điều có thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Thực tế, những khu vui chơi công cộng cho trẻ em còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro cao hơn thế.

Hè năm 2019, liên tiếp nhiều vụ T*i n*n đuối nước trẻ em đã xảy ra tại các công viên nước. Điều này cho thấy, kể cả những nơi có cơ sở vật chất hiện đại, có lực lượng cứu hộ thì chỉ cần một chút lơ là, không để ý của người lớn cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới những T*i n*n đáng tiếc.

Không chỉ đuối nước, mà có rất nhiều vụ T*i n*n như: Gãy giàn đu, đứt xích đu, tàu điện trượt khỏi đường ray... đã từng xảy ra ở một số khu vui chơi. Nguy cơ xảy ra T*i n*n thương tích tại các khu vui chơi có thể do khu vui chơi giải trí chưa đảm bảo an toàn về cơ sở vật chất, các trò chơi chưa được kiểm tra và đảm bảo an toàn, hay các sự cố hỏng hóc chưa được bảo dưỡng sửa chữa kịp thời.

Đặc biệt, điểm đáng lưu ý là tại các khu vui chơi trẻ em đa phần thiếu sự chỉ dẫn của nhân viên. Một số trò chơi có thể làm trẻ nhỏ dễ bị choáng, hoảng sợ… nhưng hầu hết nhân viên các khu vui chơi không hề tư vấn cho phụ huynh để họ có những sự lựa chọn trò chơi phù hợp với khả năng, sức khỏe của con.

Trường hợp nếu có bất ngờ xảy ra T*i n*n thương tích, các nhân viên cũng không biết sơ cứu trẻ đúng cách, vì thực chất họ chỉ là người trông coi, vận hành thiết bị chứ không có kiến thức về cứu hộ.

Đó là chưa kể môi trường công cộng là nơi trẻ dễ bị lây nhiễm các dịch bệnh. Cảm cúm, viêm đường hô hấp, đau mắt đỏ, thủy đậu, tay chân miệng là những bệnh nhanh chóng lây lan ở chỗ đông người như trường học, khu vui chơi giải trí, tàu hỏa, máy bay… Trẻ em, người lớn có sức đề kháng kém thường dễ “dính” những bệnh nói trên do tiếp xúc với dịch tiết, dịch bắn ra từ việc hắt hơi, ho sổ mũi của người bệnh.

Cho con đi chơi nơi công cộng, cha mẹ lúc nào cũng cần đi theo để giám sát trẻ.

Việt Nam đã có những quy định chung về đảm bảo an toàn tại các khu vui chơi đông người, tuy nhiên, trẻ em là đối tượng đặc biệt nên các khu vui chơi dành riêng cho trẻ em cần phải tổ chức đánh giá những rủi ro có thể xảy ra để có những giải pháp quản lý rủi ro phù hợp.

Những quy tắc “vàng” để bảo vệ trẻ

Để đảm bảo an toàn, phòng tránh T*i n*n thương tích cho trẻ em tại các khu vui chơi, phụ huynh cần chú ý những điều sau đây:

- Luôn để ý trẻ trong “tầm mắt” và “tầm tai”. Bất kể trẻ ở độ tuổi nào, người lớn nên có mặt trong khi trẻ chơi để quan sát các mối nguy hiểm hoặc kịp thời xử lý khi trẻ bị T*i n*n thương tích.

- Cho trẻ chơi trò phù hợp với lứa tuổi. Hướng dẫn trẻ chơi các trò phù hợp với độ tuổi để tránh gặp phải những T*i n*n đáng tiếc. Không cho trẻ dưới 4 tuổi sử dụng những thiết bị leo trèo cao hơn so với chiều cao của trẻ, ví dụ như thanh xà ngang, mà không có sự giám sát của phụ huynh. Trẻ từ 3 đến 5 tuổi chỉ nên chơi bập bênh với những trẻ đồng trang lứa. Trẻ dưới 3 tuổi không có đủ khả năng phối hợp tay chân để chơi trò này.

- Tránh những sân chơi có bề mặt cứng (bê tông). Những công viên hay sân chơi an toàn cho trẻ hay sử dụng gỗ, sỏi nhỏ, thảm cao su hoặc các chất liệu khác để làm giảm ma sát khi ngã. Bởi thế, nên tránh cho trẻ vui chơi ở những nơi có bề mặt cứng dễ gây thương tích cho trẻ như sân chơi bê tông.

Cần chọn những trò chơi phù hợp với lứa tuổi của trẻ.

- Kiểm tra nhiệt độ của các vật dụng ngoài sân (bề mặt cầu trượt, xích đu…) để kịp thời biết nhiệt độ ngoài trời có tăng lên hay không.

- Cung cấp đủ nước cho trẻ. Vận động ngoài trời sẽ khiến trẻ nhanh khát nước. Hãy chuẩn bị một chai nước mang theo để đảm bảo các con không bị mất nước khi vui chơi trong những ngày nóng. Mất nước sẽ gây mất sức, mệt mỏi thậm chí là nguy hiểm, do đó hãy chú ý điều này.

- Sử dụng kem chống nắng. Ngay cả khi sân chơi có bóng mát, hãy chắc chắn rằng bạn đã bôi kem chống nắng cho con trước khi ra đường (chọn loại kem an toàn cho da trẻ).

- Hạn chế chơi trong giờ cao điểm. Từ 10 giờ sáng đến 15 giờ chiều là thời điểm các tia tử ngoại gây hại ở mức cao nhất, nhiệt độ nóng nhất, vì vậy, tránh cho trẻ vận động quá nhiều trong khoảng thời gian đó.

- Buộc dây giày cẩn thận và và cho trẻ mặc trang phục phù hợp với trò chơi. Trước khi cho trẻ tham gia các trò chơi, hãy đảm bảo dây giày của bé được buộc chặt, áo khoác ngoài được cởi bỏ và những thứ dễ vướng mắc trên người trẻ được cất bớt hoặc buộc gọn gàng.

- Trang bị thiết bị định vị. Có rất nhiều thiết bị định vị dưới dạng đồng hồ, dây đeo tay cha mẹ có thể trang bị cho trẻ, nhằm mục đích dễ dàng tìm được vị trí của con trong trường hợp con bị đi lạc.

- Chỉ cho trẻ chơi các loại thiết bị vui chơi có kích thước phù hợp với khổ người, độ tuổi của trẻ.

- Luôn kiểm tra ở sân chơi, hố cát xem có các mảnh gỗ vụn, thủy tinh vỡ, kim loại sắc nhọn, đinh vít, vũng nước hay cầu thang có gãy hoặc thiếu bậc không.

- Vệ sinh dụng cụ vui chơi: Việc tiếp xúc với nhiều người sẽ khiến cho những đồ chơi trở nên “không an toàn”. Chúng ta cũng không thể tẩy rửa tất cả những đồ dùng ấy. Vì thế, nên lau chùi qua những vật mà trẻ dễ đụng chạm vào, mang theo những chai xịt rửa tay bỏ túi mini để xịt rửa trước và sau khi trẻ vui chơi.

- Sau khi trẻ ở khu vui chơi về cần cho trể làm vệ sinh, rửa tay, tắm rửa, súc miệng sạch sẽ.

Minh Khôi (T/h)

Mạng Y Tế
Nguồn: Đời sống pháp luật (https://www.doisongphapluat.com/doi-song/suc-khoe-lam-dep/canh-bao-nhung-nguy-hiem-cho-tre-em-tu-noi-vui-choi-cong-cong-a313272.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi quy định rõ về xử lý những người hành nghề trái phép và Ph* thai cho trẻ vị thành niên.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY