Pháp luật hôm nay

Cập nhật tối 23/4: Danh sách các bệnh viện đang điều trị 44 ca Covid-19 còn lại tại Việt Nam

18h ngày 23/4, Bộ Y tế thông báo không có thêm ca mắc Covid-19 mới, tổng số bệnh nhân đã khỏi bệnh đã lên tới 224 người.

Chiều nay trường hợp bệnh nhân 206 được công bố khỏi bệnh như vậy, TPHCM chỉ còn 1 bệnh nhân chưa khỏi bệnh là BN91, đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM. Đến sáng nay, tình trạng BN ổn định, không sốt, mạch huyết áp bình thường, tiếp tục thở máy và can thiệp ECMO.

Theo thông tin từ Tiểu ban Điều trị - Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 hiện chỉ còn 44 bệnh nhân đang điều trị tại 7 cơ sở, cụ thể:

- Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2: 38 bệnh nhân và đang theo dõi BN188.

- Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh: 1 bệnh nhân người Anh.

- Bệnh viện Đa khoa Cầu Treo Hà Tĩnh: 1 bệnh nhân người Việt Nam.

- Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình: 1 bệnh nhân người Việt Nam.

- Bệnh viện Đa khoa Kim Sơn Ninh Bình: 1 bệnh nhân người Việt Nam.

- Bệnh viện Phổi Đồng Nai: 1 bệnh nhân người Việt Nam.

- Bệnh viện Đa khoa Đồng Văn: 1 bệnh nhân người Việt Nam.

Tính tới thời điểm hiện tại, số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2: 12 ca; Số ca có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính: 8 ca.

Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng chống dịch Covid-19 chiều 22/4, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh việc chuyển sang giai đoạn chống dịch dài hơi cùng với phát triển kinh tế xã hội.

- Tiếp tục thực hiện nguyên tắc, ngăn chặn triệt để dịch từ bên ngoài, dập dịch bên trong, chữa trị tích cực. Thực hiện cách ly tất cả các trường hợp nhập cảnh vào nước ta, người có nguy cơ cao.

- Biện pháp cách ly có thể linh hoạt, tùy theo đối tượng, bảo đảm yêu cầu nghiêm túc, chặt chẽ. Hiện chưa có chủ trương tiếp nhận khách du lịch từ nước ngoài vào nước ta.

- Việc đeo khẩu trang là bắt buộc khi tham gia các hoạt động cộng đồng, thường xuyên rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn, hạn chế tập trung đông người… Người có dấu hiệu ốm, sốt thì nên ở nhà, không đến cơ quan, công sở, đơn vị, trường học.

Bộ Y tế đưa ra 10 biện pháp đơn giản để phòng, chống dịch hiệu quả như sau:

Trước những diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh Covid-19, Bộ Y tế đã đưa ra 10 biện pháp đơn giản để phòng, chống dịch hiệu quả như sau:

1. Không đi ra ngoài khi không thật sự cần thiết. Không tập trung quá 2 người tại nơi công cộng.

2. Luôn đeo khẩu trang khi đi ra ngoài kể cả khi làm việc; luôn đứng cách xa người khác 2 mét.

3. Luôn rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy hoặc bằng dung dịch sát khuẩn nhất là sau khi sờ tay vào bất cứ vật dụng nào và sau khi gặp, nói chuyện với người khác và khi về nhà.

4. Không bắt tay khi gặp người khác, không đưa tay lên mắt, mũi miệng.

5. Thường xuyên súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng; giữ ấm vùng ngực cổ, uống nước ấm. Thay quần áo khi về nhà và quần áo thay ra cần được ngâm với xà phòng.

6. Ăn uống đủ chất, ăn chín, uống chín, tập luyện thể thao phù hợp, sinh hoạt lành mạnh. Thường xuyên vệ sinh, giữ thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc.

7. Nếu phải cách ly thì phải ở nhà, hạn chế gặp người trong nhà, thực hiện theo các hướng dẫn cách ly của cơ quan y tế.

8. Không nên đến cơ sở y tế nếu không phải cấp cứu. Hãy hỏi cán bộ y tế bằng điện thoại hoặc qua mạng trước khi muốn đi khám bệnh.

9. Khai báo y tế qua ứng dụng (https://ncovi.vn) cho mình và cho người thân trong nhà; theo dõi sức khỏe hàng ngày và báo ngay cho cơ quan y tế hoặc trên ứng dụng NCOVI.

10. Không mời khách đến nhà và cũng không nên đến nhà người khác. Cuộc sống sẽ còn nhiều dịp để gặp nhau.

Đọc các bài viết tác giả Ngọc Minh để nắm bắt thông tin y tế, sức khỏe mới nhất.

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/cap-nhat-chieu-23-4-thu-tuong-nhan-manh-3-viec-can-lam-khi-chuyen-sang-giai-doan-chong-dich-dai-hoi-20200423174229875.htm)

Tin cùng nội dung

  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY