Nhịp cầu nhân ái hôm nay

Cậu bé 12 tuổi bị mất đôi tay vì điện giật giờ ra sao?

GiadinhNet – Không may phải cắt bỏ đôi tay do bị điện giật, hiện tại sau một thời gian điều trị, sức khỏe của bé Nguyễn Nhật Long – MS 506a đã có những chuyển biến tích cực.

Như trước đó chúng tôi đã có bài kêu gọi cho hoàn cảnh của bé Nguyễn Nhật Long ở xóm 5, xã Nghi Phú, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An bị sau đợt mưa ngập lụt lịch sử ở thành phố Vinh. Khi Long đang cùng mẹ quét dọn trên sân thượng bằng chổi có cán inox thì bất ngờ bị đường điện 20kV chạy phía trên nhà phóng điện giật. Cơ thể con cháy đen, Long được sơ cứu ở bệnh viện tỉnh trong tình trạng nguy kịch.

Bé Long khi mới bị T*i n*n

Điều trị tại Viện Bỏng Quốc gia (mới đổi tên là Viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác), vết thương quá nặng, bé Long đã phải cắt bỏ mất hai tay để cứu tính mạng. Đôi chân của Long cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Ban đầu các bác sĩ chẩn đoán cậu bé có khả năng mất đi đôi chân nữa. Với sự điều trị tích cực của các y bác sĩ, một thời gian sau, đôi chân của Long có lại cảm giác.

Khi bé Nguyễn Nhật Long bị T*i n*n, hoàn cảnh gia đình đã khó khăn càng thêm túng bấn vì việc điều trị vô cùng tốn kém. Mặc dù có bảo hiểm y tế chi trả nhưng qua nhiều đợt phẫu thuật, có những Thu*c ở ngoài danh mục. Đó còn chưa kể chi phí sinh hoạt những ngày dài ở viện.

Mẹ của Long mới sinh em nhỏ, bố chỉ đi phụ xây với cuộc sống 5 người. Giữa lúc khốn khó cần tiền cho con chữa bệnh,may mắn gia đình đã nhận được sự chia sẻ, động viên kịp thời của những tấm lòng hảo tâm.

Có mặt tại tòa soạn Báo Gia đình và Xã hội, anh Nguyễn Văn Anh – bố của Long cho biết, hiện tại sức khỏe của Long đã tiến triển tốt hơn rất nhiều so với ngày mới vào viện. Con đã tỉnh, ăn uống tốt hơn. May mắn đôi chân của Long không bị cắt bỏ vì đã có cảm giác, hồi phục dần. Long cũng đã trải qua nhiều đợt phẫu thuật, theo bác sĩ nói phải tầm đến Tết thì Long mới có thể xuất viện về nhà được.

Ông Nguyễn Chí Long - Phó TBT trao tiền cho gia đình nhà anh Văn. Ảnh PT

Anh Văn Anh cho biết, sau khi bài báo đăng "Mất đôi tay, cậu bé 12 tuổi bị điện giật chỉ mong giữ được đôi chân" đăng tải trên Chương trình Vòng tay nhân ái, đã có rất nhiều độc giả quan tâm về bệnh tình và hoàn cảnh khó khăn của của em Nguyễn Nhật Long, nhiều bạn đọc gọi điện trực tiếp động viên gia đình. Gia đình đã nhận được hơn 110 triệu đồng trực tiếp từ bạn đọc.

Ngoài sự chia sẻ về tinh thần còn có rất nhiều bạn đọc gửi tiền ủng hộ giúp đỡ em qua Chương trình Vòng tay nhân ái của Báo Gia đình và Xã hội. Ông Nguyễn Chí Long – Phó Tổng biên tập Báo Gia đình và Xã hội đã trao số tiền 41.905.000 đồng cho anh Nguyễn Văn Anh trực tiếp tại soạn Báo mới đây. Trò chuyện với gia đình, Phó TBT Nguyễn Chí Long bày tỏ sự đồng cảm với cảnh ngộ của gia đình và chúc cho bé Long sớm bình phục được xuất viện về nhà.

Anh Nguyễn Văn Anh (bên phải) chia sẻ tại tòa soạn. Ảnh PT

"Gia đình tôi xin chân thành cảm ơn các nhà hảo tâm và cơ quan báo Gia đình và Xã hội đã giúp đỡ trong lúc khó khăn như thế này. Nhờ có sự quan tâm của mọi người bé Long có thêm cơ hội chữa bệnh" – anh Nguyễn Văn Anh chia sẻ.

Cuộc sống với bé Long phía trước vẫn là cả một quãng đời đầy chật vật khi không còn đôi tay. Cậu học sinh chăm ngoan ấy học hành dang dở, tương lai mờ mịt. Chúng tôi tin rằng cùng với nghị lực của con và sự sẻ chia từ những tấm lòng hảo tâm, con đường của con sẽ bớt đi khó khăn rất nhiều.

Phương Thuận

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/vong-tay-nhan-ai/cau-be-12-tuoi-bi-mat-doi-tay-vi-dien-giat-gio-ra-sao-20191208123827148.htm)

Tin cùng nội dung

  • Với bệnh nhân ngưng tim, ngưng thở, cần tiến hành hồi sức cấp cứu bằng cách nhấn tim liên tục khoảng 100 lần một phút, kết hợp hà hơi thổi ngạt.
  • Bỏng điện nếu không sơ cứu, cấp cứu kịp thời có thể lan rộng và gây nhiều tổn thương sâu với các mô dưới da.
  • Trong khi chơi đùa trẻ con hay sờ vào các thiết bị sử dụng điện như tủ lạnh, nồi cơm… Điều này rất nguy hiểm nếu như nguồn điện bị hở khiến trẻ bị điện giật.
  • Điện giật thường gây hàng chuỗi các tổn thương ở nhiều cơ quan do tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của dòng điện.
  • Trong khi chơi đùa trẻ em rất hay sờ vào các thiết bị sử dụng điện. Điều này rất nguy hiểm nếu như nguồn điện bị hở khiến trẻ bị điện giật.
  • (Mangyte) - Hành động đầu tiên và quan trọng nhất khi phát hiện có người bị điện giật là phải tìm và ngắt nguồn điện.
  • Có một thế giới thật khác: sống động, ấn tượng nhưng gần gũi, trong sáng. Đó là lăng kính nhìn cuộc sống của Nem, một đứa trẻ mắc chứng tự kỷ.
  • Trời mưa, đặc biệt là trong cơn giông, sét đánh hoặc điện giật là những tai họa cần lưu tâm, nhất là đối với trẻ em.
  • Bỏng do điện giật có thể có hoặc không có biểu hiện ở ngoài da, nhưng có thể gây ra những thương tích sâu trong các mô dưới da.
  • Sơ cứu người bị sốc do điện giật rất quan trọng đến việc có giữ được tính mạng cho người đó hay không? Mức độ nguy hiểm do điện giật tuỳ thuộc loại
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY