Cây thuốc quanh ta hôm nay

Câu đằng cành leo: dùng trị trẻ em sốt cao

Cành Móc câu dùng trị trẻ em sốt cao, ngất lịm, co giật, trẻ em khóc đêm, phong nhiệt đau đầu, đầu choáng mắt hoa, cao huyết áp, đau đầu do thần kinh

Câu đằng cành leo. Vuốt leo - Uncaria scandens (Smith) Hutch., thuộc họ Cà phê - Rubiaceae.

Mô tả

Cây nhỡ leo, cành có lông hoe đỏ, dày, sát; mọc cong. Lá có phiến bầu dục, dài 8 - 13cm, rộng 3 - 5cm, gốc tròn hay hơi lõm, mặt trên có lông thưa, ngắn, nâu, mặt dưới có lông thưa dài; gân phụ 9 cặp; cuống 6mm. Hoa đầu to 2,5cm, trên cuống dài 4cm; đài có ống dài 1,5mm, có lông; tràng có ống 1cm, thuỳ 4 - 5, cao 2mm; nhị gắn ở ống tràng. Quả hình thoi ngược dài 5 - 6mm, đường kính 2mm, màu đỏ nâu.

Hoa tháng 3.

Bộ phận dùng

Đoạn cành với móc câu - Ramulus Uncariae cum Uncis; ở Trung Quốc thường gọi là Phán chi câu đằng. Rễ cũng được sử dụng.

Nơi sống và thu hái

Loài phân bổ ở Nam Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta, chỉ mới biết cây mọc ở tỉnh Kontum.

Tính vị, tác dụng

Cành Móc câu có vị ngọt, đắng, tính hơi hàn; có tác dụng thanh nhiệt, bình can, làm tắt phong, ngừng đau. Rễ có vị ngọt, đắng, tính bình; có tác dụng khử phong thấp, thông lạc.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Cành Móc câu dùng trị trẻ em sốt cao, ngất lịm, co giật, trẻ em khóc đêm, phong nhiệt đau đầu, đầu choáng mắt hoa, cao huyết áp, đau đầu do thần kinh. Rễ dùng trị phong thấp đau nhức khớp, đòn ngã tổn thương.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/caythuocdongy/cau-dang-canh-leo-dung-tri-tre-em-sot-cao/)

Tin cùng nội dung

  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Sốt ở trẻ em. Nguyên nhân gây sốt là gì? Sốt sẽ kéo dài bao lâu? Tôi làm gì để chăm sóc khi trẻ bị sốt? Khi nào tôi nên gọi điện thoại bác sĩ nếu trẻ bị sốt?
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY