- Vì là bệnh dễ lây lan nên khi trẻ , việc đầu tiên các bậc cha mẹ phải làm là nên cách ly trẻ tại nhà cho tới khi trẻ khỏi hẳn. Bổ sung thêm vitamin C, nhỏ mũi hai lần/ngày cho trẻ. Mặc quần áo vải mềm, thấm hút mồ hôi và phải chú ý tới việc đảm bảo vệ sinh da cho trẻ để tránh trường hợp xảy ra biến chứng và luôn giữ bàn tay cho trẻ thật sạch.
Phải đặc biệt lưu ý tránh làm vỡ các nốt thuỷ đậu vì dễ gây bội nhiễm và có thể để lại sẹo tồn tại lâu dài.
- Nằm trong phòng riêng, thoáng khí và có ánh sáng mặt trời. Thời gian cách ly là khoảng từ bảy đến 10 ngày tính từ khi bắt đầu phát hiện bệnh (phát ban) cho đến khi các nốt phỏng nước khô vảy hoàn toàn.
- Đối với trẻ em bị thủy đậu: nên cắt móng tay cho trẻ và giữ móng tay trẻ sạch hoặc có thể dùng bao tay vải để bọc tay trẻ lại. Nhằm tránh biến chứng nhiễm trùng da thứ phát do việc trẻ gãi gây trầy xước các nốt phỏng nước.
- Trong trường hợp sốt cao, có thể dùng các loại Thu*c hạ sốt giảm đau thông thường nhưng phải theo sự chỉ định và hướng dẫn của thầy Thu*c. Có thể dùng kháng sinh trong trường hợp nốt rạ bị nhiễm trùng: nốt rạ có mủ, tấy đỏ vùng da xung quanh... và tuyệt đối không được dùng Thu*c Aspirin để hạ sốt.
- Nếu bệnh nhân cảm thấy: Khó chịu, lừ đừ hay mệt mỏi, co giật, hôn mê hoặc có xuất huyết trên nốt rạ thì nên đưa đến ngay các cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị.
- Nên hạn chế tiếp xúc với : khi cần tiếp xúc phải đeo khẩu trang. Sau khi tiếp xúc phải rửa sạch tay ngay bằng xà phòng. Đặc biệt với những phụ nữ đang mang thai cần tuyệt đối tránh tiếp xúc với .
- Vệ sinh phòng ở của người bệnh: Lau sàn phòng, bàn ghế và tủ giường hay đồ chơi của hàng ngày bằng nước Javel, hoặc dung dịch Cloramin B, sau đó rửa lại bằng nước sạch. Còn đối với những đồ vật nhỏ thì có thể đem phơi nắng.
Các bác sĩ khuyến cáo là một bệnh lành tính nhưng cần được phát hiện sớm và chu đáo, nếu sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não và màng não. Bởi vậy, cần căn cứ vào các triệu chứng của bệnh để phát hiện và điều trị kịp thời.