Người cao tuổi hôm nay

Chăm sóc người cao tuổi

Chăm sóc người sa sút trí tuệ

Sa sút trí tuệ (SSTT) là một nhóm các rối loạn nhận thức đặc trưng bởi giảm trí nhớ, khó khăn trong việc diễn đạt ngôn ngữ, hoạt động,

SSTT gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, tạo gánh nặng cho gia đình và xã hội. Dù SSTT thường gặp ở người cao tuổi nhưng không phải là một quá trình lão hóa bình thường mà là một bệnh lý cần được chẩn đoán và điều trị sớm.

Theo thống kê ở Mỹ, có khoảng 5% người trên 65 tuổi mắc SSTT. Tỷ lệ mắc SSTT tăng gấp đôi sau mỗi 5 năm. Sau 85 tuổi, tỷ lệ SSTT là 40 - 50%. Tại Việt Nam, thống kê của Hội bệnh Alzheimer và Rối loạn Thần kinh nhận thức cho thấy, có khoảng 500.000 người cao tuổi mắc SSTT, chiếm khoảng 4,8-5%. Năm 2016, nghiên cứu tại khoa Lão - Chăm sóc Giảm nhẹ Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (BV ĐHYD TP.HCM) thống kê, trong tổng số 230 người được khảo sát, có 109 người (chiếm 47,4%) bị suy giảm nhận thức, 62 người bị SSTT (chiếm 27%) và 47 người bị suy giảm nhận thức giai đoạn nhẹ (chiếm 20,4%). Trong đó, người bệnh SSTT thường nhập viện khi đã ở giai đoạn nặng của bệnh, có khi nằm liệt giường kèm nhiều biến chứng như loét tỳ đè, viêm phổi hít…

TS BS. Thân Hà Ngọc Thể - Trưởng Khoa Lão - Chăm sóc Giảm nhẹ BV ĐHYD TP.HCM, cho biết, nguyên nhân gây SSTT bao gồm di truyền, ảnh hưởng từ các bệnh lý như bệnh Alzheimer, đột quỵ não, Parkinson… và lạm dụng Thu*c trong thời gian dài, đặc biệt là nhóm Thu*c an thần, Thu*c chống trầm cảm… Bệnh thường xuất hiện ở đối tượng người cao tuổi nhưng thường hay bị bỏ sót, nếu có phát hiện thì thường là khi đã bước vào giai đoạn trung bình - nặng. Hiện có tới 75% trường hợp bệnh diễn tiến âm thầm khá lâu trước khi được phát hiện. Do đó, việc nhận biết và phòng tránh những nguyên nhân gây bệnh là điều rất quan trọng, giúp giảm những ảnh hưởng xấu của bệnh gây ra.

Triệu chứng của bệnh rất đa dạng tùy vào từng giai đoạn bệnh. Ở giai đoạn nhẹ, triệu chứng nổi bật nhất là suy giảm trí nhớ ngắn hạn, có những thay đổi tính tình như trở nên khó tính hơn, dễ nóng giận và kích động. Ở giai đoạn trung bình, người bệnh bắt đầu biểu lộ những khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày như tắm rửa, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân; mất khả năng tiếp thu những thông tin mới, bị rối loạn định hướng nặng về không gian và thời gian; các rối loạn hành vi trở nên nặng nề hơn, người bệnh bị hoang tưởng bị ám hại, trở nên nghi kỵ những người xung quanh hoặc vô cớ tấn công người khác.

Ảnh minh họa

Ở giai đoạn nặng, người bệnh mất toàn bộ khả năng độc lập trong sinh hoạt thường ngày, hoàn toàn lệ thuộc vào người chăm sóc. Người bệnh mất trí nhớ, không còn nhận biết được người thân trong gia đình, mất khả năng đi lại. Các biến chứng của giai đoạn cuối là suy kiệt, thiếu dinh dưỡng, viêm phổi hít và loét do tỳ đè.

Gần đây, BV ĐHYD TP.HCM tiếp nhận điều trị cho bà N.T.N. (84 tuổi, ngụ tại Tiền Giang) nhập viện vì cơ thể suy kiệt. Bà N. rất hay quên, khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày và thường không dám ra ngoài một mình vì sợ bị ám hại. Bà N. ăn kém dần, không biết cách nhai thức ăn, không cảm giác đói dẫn đến tình trạng suy kiệt và phải nhập viện cấp cứu.

Tại Khoa Lão - Chăm sóc Giảm nhẹ, các BS chẩn đoán bà N. bị SSTT giai đoạn trung bình và tiến hành điều trị kháng sinh đủ liều, tập các bài tập nhận thức, vận động tại bệnh viện. Bên cạnh đó, người nhà người bệnh cũng được hướng dẫn cách và chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người bệnh. Sau 10 ngày, người bệnh được xuất viện, tiếp tục các bài tập hỗ trợ tại nhà.

TS.BS. Thân Hà Ngọc Thể nhận xét, bên cạnh việc sử dụng Thu*c để điều trị các triệu chứng nhận thức, rối loạn hành vi tâm thần việc người bệnh đúng cách, tập luyện chức năng nhận thức cũng góp phần quan trọng trong việc khôi phục nhận thức, nâng cao chất lượng sống cho người bệnh. Ngoài ra, cần phải chú ý điều trị tốt các bệnh phối hợp như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, parkinson… khi điều trị cho người bệnh SSTT.

THẾ PHONG ghi

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/cham-soc-nguoi-sa-sut-tri-tue-n164651.html)
Từ khóa: sa sút trí tuệ

Chủ đề liên quan:

sa sút trí tuệ

Tin cùng nội dung

  • Bệnh Alzheimer (sa sút trí tuệ) là nguyên nhân chủ yếu của chứng sa sút trí tuệ ở người già với số người bị mắc vào khoảng 2,1-2,5 triệu người trên toàn thế giới.
  • Bệnh Alzheimer có thể được chia thành các giai đoạn nhẹ, trung bình hoặc nặng. Mỗi giai đoạn đều có các triệu chứng riêng biệt.
  • Sa sút trí tuệ (SSTT) là sự suy giảm chức năng trí tuệ và nhận thức, dẫn đến giảm khả năng hoạt động sống hàng ngày.
  • Bệnh Alzheimer là nguyên nhân thường gặp nhất, (chiếm khoảng 60 đến 70%), của hội chứng sa sút trí tuệ. Người mắc bệnh Alzheimer trung bình ở độ tuổi trên 60, tuy nhiên, hiện nay, với sự hiểu biết về bệnh, và sự phát triển của các phương pháp chẩn đoán hiện đại, đã phát hiện không ít ca bệnh chỉ mới 40 đến 50 tuổi.
  • Là thuật ngữ được dùng nhiều trong thời gian gần đây, để nói về căn bệnh sa sút trí tuệ ở người trung cao tuổi, bệnh rất đa dạng, chứa đựng nhiều bí ẩn, mà khoa học chưa hiểu hết, nên hiệu quả điều trị còn thấp, và dưới đây là một số dạng sa sút trí tuệ thường gặp.
  • Theo nghiên cứu mang tên Mối nguy hiểm của môi trường đối với sức khỏe người cao tuổi, do các chuyên gia ở Trung tâm Khoa học và Môi trường Boston Mỹ thực hiện mới đây cho thấy,
  • Bệnh Alzheimer tăng lên theo tuổi, trung bình 65 tuổi, nữ gặp nhiều hơn nam.
  • Sa sút trí tuệ là căn bệnh gồm nhiều triệu chứng khác nhau, ảnh hưởng đến trí tuệ và năng lực xã hội. Giảm trí nhớ rất hay gặp trong sa sút trí tuệ
  • Nếu bạn hoặc một thành viên gia đình đã được chẩn đoán bệnh sa sút trí tuệ, điều quan trọng là bắt đầu lập kế hoạch cho tương lai. Hãy bàn bạc các vấn đề dưới đây với gia đình.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY