Mỹ phẩm hôm nay

Mỹ phẩm là những sản phẩm được bôi, xoa lên bất kỳ một bộ phận nào trên cơ thể người (ví dụ như da, tóc, móng tay, môi...) để làm sạch, bảo vệ da, làm đẹp thẩm mỹ. Trong xã hội ngày nay, do nhu cầu của con người đối với mỹ phẩm ngày càng tăng cao, các nguyên liệu ứng dụng trong sản xuất mỹ phẩm cũng ngày càng đa dạng.

Chăm sóc và chữa trị da bị dị ứng mỹ phẩm

Gần đây, tôi mới dùng mỹ phẩm thì bị dị ứng khiến da ửng đỏ, xuất hiện mụn li ti và ngứa. Xin bác sĩ tư vấn cách chữa dị ứng mỹ phẩm thế nào?

Trần Thanh Lê (Hà Nội)

Có nhiều cách chữa trị dị ứng mỹ phẩm, trong nhiều trường hợp, bạn chỉ cần không làm gì cả, làn da sẽ tự chữa lành. Khi da bị dị ứng mỹ phẩm, trước tiên, bạn nên ngừng sử dụng mọi mỹ phẩm trong một thời gian. Làm sạch da bằng nước thông thường. Hạn chế chà xát da mạnh vì sẽ gây kích ứng da. Tránh các loại kem hydrocortisone vì nó chỉ mang tính chất cứu trợ tạm thời; nó có thể làm suy yếu các mô da hay nói cách khác là làm da mỏng hơn, dễ bị tổn thương hơn. Tránh tất cả các loại mặt nạ dưỡng da bao gồm mặt nạ hóa học hay mặt nạ tự chế.

Để tăng tốc độ phục hồi sau khi da bị dị ứng mỹ phẩm, bạn nên: Ăn nhiều rau củ quả để có nhiều vitamin và khoáng chất. Tăng lượng thức ăn chống viêm: dầu ôliu, tỏi, nghệ, gừng, anh đào chua, cá hồi, khoai lang, rau bina, quả việt quất, quả óc chó và quả bơ. Uống 1 cốc chanh mật ong hoặc trà xanh mỗi ngày. Hạn chế thức ăn nhiều gia vị cay nồng, thực phẩm chứa nhiều phẩm màu. Tăng cường các chất béo omega-3 và chất béo không bão hòa đơn. Tránh rượu bia, Thu*c lá. Tập thể dục đều đặn để tăng cường lưu thông máu. Ngủ sớm, ngủ đủ giấc.

Sau khi làn da đã có dấu hiệu phục hồi, bạn có thể dùng các loại kem dưỡng ẩm để tăng tốc độ chữa lành của da, kem chống nắng để bảo vệ da. Vẫn tránh tuyệt đối các loại mỹ phẩm trang điểm, mỹ phẩm chống lão hóa...

Trường hợp da bị dị ứng nặng: da đỏ ửng, nổi nhiều mụn mủ...,  cần đi khám chuyên khoa da liễu để chữa trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

BS. Minh Quang

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/cham-soc-va-chua-tri-da-bi-di-ung-my-pham-n168417.html)

Tin cùng nội dung

  • Nếu bạn gặp các dấu hiệu sau khi ăn chuối, bạn có thể đang bị dị ứng chuối.
  • Hải sản là món ăn bổ dưỡng và được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, hải sản cũng là loại thực phẩm nhạy cảm dễ gây dị ứng cần cẩn trọng khi sử dụng.
  • Dị ứng với nọc độc của ong là một trong những nguyên nhân gây Tu vong quan trọng ở những bệnh nhân nhạy cảm với nọc độc của ong.
  • Ngứa mắt, họng khô, phát ban, buồn nôn, khó thở… là những triệu chứng của dị ứng mà trẻ nhỏ có thể gặp do ăn thực phẩm không hợp với cơ thể.
  • Theo nghiên cứu, đơn tướng quân có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh. Trong nhân dân thường dùng lá đơn tướng quân dị ứng,
  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY