Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Chàng trai thủng tim vì cây tăm bí hiểm

TP HCM-Anh Phong, 29 tuổi, làm nghề chăn nuôi ở Đăk Lăk, tới Bệnh viện Chợ Rẫy khám do sốt dai dẳng hơn một tháng không rõ nguyên nhân.

Các bác sĩ Khoa Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, nghi ngờ nguyên nhân sốt của bệnh nhân là do nhiễm trùng tim.

Bác sĩ khoa Hồi sức phẫu thuật tim tiến hành rất nhiều xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, phát hiện trên cơ thể anh Phong chỉ có một điểm nhiễm trùng, nằm ở trong tim. Tim bị viêm nội tâm mạc do nấm, hở van tim, có dị vật nằm trong tim lâu ngày. Tuy nhiên, hình ảnh X-quang, CT scan không xác định được chính xác dị vật này là gì. Chỉ khi siêu âm tim mới rõ hình ảnh dị vật nhỏ, dài, nhọn.

"Hình ảnh dị vật rất lạ, chưa từng thấy trong thực tế hay trên y văn thế giới", bác sĩ Nguyễn Thái An, Trưởng khoa Hồi sức phẫu thuật tim, Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết.

Các bác sĩ quyết định mổ cấp cứu lấy dị vật, bởi nếu để lâu hơn, tình trạng nấm sẽ gây nhiễm trùng máu, nguy cơ Tu vong cao.

Ngày 18/6, ca phẫu thuật lấy dị vật cấp cứu được tiến hành. Khi mở tim bệnh nhân, trong buồng tim bên thất phải có một cây tăm tre dài khoảng 10 cm, đường kính hơn một mm, cắm vào thành tim, vách tim thất, đâm thủng van ba lá bên phải.

Bác sĩ gắp dị vật, cắt ổ áp xe tổn thương, sửa van ba lá bị thủng. Sau mổ hai giờ, bệnh nhân tỉnh táo, tiếp tục điều trị kháng sinh, kháng nấm. Một tháng sau, ngày 16/7 anh ra viện.

Không thể lý giải nguyên nhân cây tăm tre lại xuyên được vào tim bệnh nhân mà vẫn nguyên vẹn, bác sĩ An cho biết chỉ có thể đưa ra giả thiết. Ví dụ, màng tim, bề ngoài trái tim hoàn toàn trơn láng, trên cơ thể bệnh nhân cũng không có vết thương phù hợp với thương tổn nên "chắc chắn cây tăm không thể xâm nhập qua đường miệng hay da".

"Điều lạ là cây tăm dài 10 cm, nằm theo chiều xuôi trục tim, đi qua nhĩ phải, thất phải, đến van ba lá mới đâm một lỗ đúng bằng đường kính của nó và nằm yên tại đó. Có thể cây tăm đi qua đường tĩnh mạch lớn từ cổ", bác sĩ suy đoán.

Bệnh nhân cũng không biết vì sao cây tăm lại xuất hiện trong tim mình.

Thư Anh

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/chang-trai-thung-tim-vi-cay-tam-bi-hiem-4131354.html)

Tin cùng nội dung

  • Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố và các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế thông báo cho các cơ sở khám chữa bệnh,
  • Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) và Ủy ban Thuốc sử dụng trên người (CHMP) thuộc EMA đã có thông tin đánh giá lợi ích...
  • Trong các cơ sở khám chữa bệnh, việc sử dụng kháng sinh vẫn còn bị lạm dụng hoặc dùng chưa hợp lý,
  • Thuốc được dùng để phòng và điều trị bệnh, nhưng Thuốc cũng là tác nhân gây dị ứng (dị ứng nguyên) và được gọi là dị ứng Thuốc.
  • Tôi bị tăng huyết áp, được bác sĩ chỉ định dùng Thuốc hạ huyết áp coversyl. Uống Thuốc được hai tuần thì tôi bị ho liên tục và dai dẳng.
  • Aspirin (acid acetylsalicylic) là một trong những Thuốc có trong Danh mục Thuốc thiết yếu và Danh mục Thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh ở nước ta.
  • Hydrocortison là một trong những Thu*c thiết yếu được dùng trong các cơ sở khám chữa bệnh tuyến y tế cơ sở và cũng là Thu*c được bán khá phổ biến trong các nhà Thu*c, hiệu Thu*c.
  • Trong nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu những phương cách giúp chăm sóc sức khỏe S*nh l*, sinh sản nam giới, lịch sử ngành nam học Việt Nam và thế giới đã gặp nhau ở luận điểm quan trọng, đó là về Testosterone nội sinh.
  • Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất lại dễ tiêu hóa, dễ hấp thu giúp trẻ phát triển toàn diện thể chất, tinh thần và trí tuệ.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY