Ngoại Tim mạch hôm nay

Phẫu thuật tim mạch là nhiệm vụ chính trong việc khám, điều trị và can thiệp tim mạch, lồng ngực và các mạch máu ngoại vi bằng phương pháp ngoại khoa như nội soi, mổ phanh truyền thống, phẫu thuật can thiệp. Khoa ngoại tim mạch chuyên về điều trị các bệnh lý ngoại khoa có liên quan đến vấn đề lồng ngực - tim mạch như tim bẩm sinh, suy tim, phình động mạch, tổn thương/chấn thương thành ngực, phổi và các cơ quan trong lồng ngực như: gãy xương sườn, xương ức, thủng thành ngực, tổn thương các cơ quan tim, phổi, mạch máu,...

Chế độ luyện tập cho người cao tuổi bị tim mạch

Trái với suy nghĩ khá phổ biến “bệnh nhân tim mạch cần nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường”, những bệnh nhân bị bệnh tim có tập luyện thường xuyên đã cảm thấy tâm lý sảng khoái hơn, sự tự tin và chất lượng cuộc sống gia tăng.
Thể dục thể thao luôn đem lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe và tuổi thọ của mỗi người, phòng ngừa được nhiều bệnh tật. Đối với bệnh tim mạch các nhà khoa học cũng đã có khá nhiều nghiên cứu minh chứng cho lợi ích to lớn của việc tập luyện thể dục. Thực tế cho thấy, người bị tim mạch nhưng tập thể dục đều đặn ít bị các triệu chứng, ít đi khám bác sĩ và khả năng trở lại làm việc nhiều hơn.

Tuy nhiên, người bệnh tim mạch có thể gặp những nguy cơ về sức khỏe nếu tập luyện không đúng cách hoặc áp dụng chế độ tập luyện không phù hợp với tình trạng tim mạch của mình.

Chẳng hạn như khi người bệnh tim mạch tập luyện những môn thể thao loại tĩnh (liên quan chủ yếu đến hoạt động co cơ, nâng đỡ, duy trì một tư thế và không di chuyển tứ chi nhiều) như là cử tạ, những môn thể thao loại này có thể làm tăng huyết áp đột ngột, gây nguy hiểm cho những người bị tăng huyết áp, bệnh mạch vành hay bệnh tim bẩm sinh…

Chia sẻ trên báo Tuổi trẻ, Ths.Bs Ngô Bảo Khoa cho biết, người bệnh tim mạch nếu tập nặng ngay khi mới bắt đầu tập thể dục hoặc tập với mức độ vượt quá khả năng chịu đựng của tim sẽ khiến tim quá tải và tạo gánh nặng cho tim, có thể đưa đến nhồi máu cơ tim ở người bệnh mạch vành, làm nặng hơn tình trạng suy tim ở những người suy tim...
Ảnh minh họa
Một yếu tố có thể ảnh hưởng đến tim mạch là thời tiết khi tập thể dục. Vận động ở thời tiết có độ ẩm cao làm mau mệt. Vận động trong thời tiết quá nóng hay quá lạnh đều có thể ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn, gây khó thở, đau ngực, có thể khiến cho huyết áp dao động, không ổn định và có thể là yếu tố khởi phát cho những đợt đau thắt ngực hay nhồi máu cơ tim.

Người bệnh tim mạch nên chọn các môn thuộc loại “động”, có liên quan sự co cơ và chuyển động nhanh của tứ chi như là chạy bộ, bơi lội, đi bộ, đạp xe… Loại vận động này làm tăng nhịp tim, tăng mức tiêu thụ ôxy, tăng cung lượng tim và huyết áp tâm thu, được xem là hữu ích cho sức khỏe tim mạch. Trong số đó, đi bộ được xem là môn thể thao thích hợp nhất để chọn lựa khi mới bắt đầu tiến hành tập thể dục do hình thức tập luyện đơn giản, dễ dàng, không yêu cầu một phương tiện đặc biệt nào và quan trọng là tốt cho sức khỏe.

Người bệnh tim mạch cũng cần được bác sĩ tư vấn về mức độ tập luyện. Khi mới tiến hành tập thể dục, cần tập nhẹ, sau này sẽ tăng dần cường độ. Bác sĩ thường khuyên bệnh nhân suy tim tập thể dục ở mức vừa phải đối với những trường hợp suy tim độ I - II, vận động nhẹ đối với những trường hợp suy tim độ III. Thông thường có thể tập trong vòng 30 phút mỗi ngày với các hoạt động ở mức độ nhẹ hoặc trung bình như đi bộ, đạp xe đạp, bơi lội, tập thái cực quyền, tập dưỡng sinh, tập yoga, khiêu vũ, làm công việc nhà…

Cần lưu ý đến những dấu hiệu của việc vận động quá sức như: thường xuyên mệt mỏi, mệt nhiều sau khi tập… Nếu cảm thấy chế độ tập luyện quá nặng nên giảm cường độ tập luyện xuống. Trong khi đang tập, nếu có những triệu chứng như đau ngực, khó thở, hoa mắt, chóng mặt, ngất, đau nhức cơ xương…, hoặc bất kỳ triệu chứng bất thường nào thì cần ngưng tập. Nếu triệu chứng không giảm thì cần đến bác sĩ kiểm tra.

Ở người cao tuổi, chưa tính đến các bệnh lý tim mạch thì quá trình lão hóa cũng sẽ làm thành tim sẽ trở nên dày hơn, mạch máu trở nên xơ cứng, kém đàn hồi, từ đó khiến tim giảm khả năng co bóp hiệu quả, giảm khả năng thích ứng của hệ tim mạch với những thay đổi của cơ thể và môi trường.

Chính vì vậy, người cao tuổi mắc bệnh tim mạch sẽ nhạy cảm hơn và dễ bị ảnh hưởng bởi những tác động, chẳng hạn như thời tiết nóng, lạnh hay việc gắng sức...

Do đó, người cao tuổi nên lưu ý tránh tập thể dục ngoài trời khi thời tiết quá nóng hay quá lạnh hay ẩm ướt; cần giữ đủ ấm trong những ngày lạnh, uống đủ nước trong những ngày nắng, nóng; vận động và tập thể dục ở mức vừa sức, cần tránh các hoạt động gắng sức nhiều, đột ngột; chỉ tập khi cảm thấy khỏe, nếu bị cảm lạnh hay cảm cúm, cần nghỉ ngơi...
Bóng bàn, cầu lông là môn thể thao nhẹ rất an toàn đối với người cao tuổi bị bệnh tim. Ảnh minh họa.
Một số hình thức thể dục phù hợp đối với người bệnh tim:

Ai trong số chúng ta cũng sẽ phải già đi theo quy luật của tự nhiên, nhưng không ai muốn mình trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Việc có thể độc lập giải quyết các nhu cầu hoạt động của bản thân giúp cho người cao tuổi cảm thấy thoải mái, tự tin và lạc quan hơn trong cuộc sống.

Đi bộ: Muốn đạt lợi ích thật sự cho tim mạch thì nên đi hơi nhanh, hơi rảo bước để cho mạch nhanh lên. Sau đó thong thả đi chậm. Nếu thấy ra chút mồ hôi và hơi thở gấp một chút là tốt. Có thể đi bộ nhiều lần trong ngày. Mỗi ngày rảo bước độ 30 - 60 phút là đủ.

Chạy: Là cách tập luyện rất tốt cho người bệnh tim. Mỗi buổi tập nên bắt đầu chạy chậm, sau đó nhanh dần nhưng vừa sức và đều đặn. Khi thấy mệt thì chạy chậm dần lại trước khi ngừng hẳn.

Những buổi tập đầu tiên nên chạy những quãng đường ngắn, vài trăm mét hoặc người yếu thì vài chục mét, nhưng sau đó sẽ tăng dần lên. Có thể mỗi tuần chỉ chạy ba - bốn lần, với điều kiện tổng số chiều dài quãng đường được nâng dần lên.

Tránh chạy ở những nơi không khí ô nhiễm. Theo nghiên cứu, những người hít thở không khí ô nhiễm trong một thời gian dài sẽ có nguy cơ ch*t vì bệnh tim cao hơn người sống trong môi trường trong lành đến 76%.

Bơi: Rất thích hợp với điều kiện là bơi thư thả nhẹ nhàng, không bơi nhanh và lặn vì việc nín thở rất nguy hiểm cho tim mạch.

Bóng bàn, cầu lông: Đây là môn thể thao nhẹ rất an toàn. Chơi tùy sức, nhẹ nhàng, đừng cố gắng nhưng không được chơi kéo dài trên một giờ.

Khí công, yoga: Có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe toàn thân, đặc biệt là tim mạch vì nó ảnh hưởng tốt đến tâm lý, tạo sự lạc quan và tự tin cho người tập.

Theo Châu Anh - Gia Đình Và Xã Hội
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/che-do-luyen-tap-cho-nguoi-cao-tuoi-bi-tim-mach-n400211.html)

Tin cùng nội dung

  • Chế độ ăn kiêng nhanh là một kế hoạch giảm cân hứa hẹn những kết quả nhanh chóng. Những chế độ ăn kiêng này thường không có kết quả trong việc giảm cân lâu dài và không lành mạnh.
  • Chế độ ăn kiêng không có gluten - là một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và tiểu hắc mạch. Người mắc bệnh celiac thì không nên ăn gluten.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Chế độ ăn ít purine được bác sĩ khuyên áp dụng nếu bạn mắc bệnh gút hoặc tăng acid uric máu. Áp dụng chế độ ăn ít purine giúp giảm đau, tấy đỏ và nhức ở các khớp xương.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Chế độ ăn low-carb cắt giảm lượng calo từ đường và tinh bột. Những người ăn low-carb ăn ít bánh mì, mì ống, khoai tây, gạo và các loại ngũ cốc. Họ trường ăn nhiều rau, thịt, cá, pho mát, trứng và các loại hạt.
  • Ăn chay - Làm sao để có đủ dưỡng chất cần thiết. Ăn chay có nghĩa là gì? Vì sao nhiều người chọn ăn chay? Điều này có thể mang lại những lợi ích và những hạn chế gì?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Dịch vụ phòng ngừa là rất quan trọng cho tất cả mọi người, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Đó là vì nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe tăng lên khi bạn có tuổi. Bằng cách ngăn ngừa, hoặc xác định chúng ở giai đoạn sớm, bạn có nhiều khả năng sống một cuộc sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn, và thỏa mãn hơn.
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY