Tình yêu và giới tính hôm nay

Chia sẻ cách làm bể cá siêu đẹp từ 2 thùng xốp của ông chồng quốc dân Hà Nội

Những ngày nghỉ dịch ở nhà, vợ chồng chị Mai Phương tận hưởng cuộc sống thật chậm rãi và ý nghĩa, đọc sách, ngắm cá, hít hà mùi hương thảo bay trong gió.

Ngắm nhìn cùng cây mọc xung quanh vô cùng xanh tươi, đẹp mắt, ai cũng sẽ bất ngờ khi chị Mai Phương tiết lộ chi phí "thi công" của hai vợ chồng.

Chị Mai Phương và anh Tuấn Anh đã từng sinh sống và học tập tại Ukraina. Hai vợ chồng chị về nước được vài năm và mới kết hôn gần đây.

Cuộc sống của chị cũng khá bận rộn với công việc hàng ngày làm về giáo dục tại một tập đoàn giáo dục.

Sau khi kết hôn, hai vợ chồng chị ở riêng tại một khu chung cư. Sẵn có khoảng ban công xinh xắn, thêm tình yêu với cá cảnh và thủy sinh, vợ chồng chị đã mua thùng xốp để tạo nên góc nhỏ sinh động cho căn nhà của mình.

Chị Mai Phương cho biết: "Mình và chồng đều yêu cá cảnh, thích trồng cây, đặc biệt là cây thủy sinh. Trước khi làm bể thủy sinh hiện tại, hai vợ chồng đã từng tập tành làm những bể kính nhỏ trong nhà. Vì thích nên tham gia rất nhiều nhóm thủy sinh, cũng như theo dõi nhiều kênh youtube về thủy sinh.

Khi có thời gian rảnh, vợ chồng mình bắt đầu suy nghĩ xem nên làm gì ngoài ban công cho thật độc đáo và sinh động. Bài toán được mình giao, chồng đã giải một cách nhanh chóng, thành quả ngoài sức mong đợi của mình".

Chồng chị Phương đã tham khảo và học được cách làm trên youtube nên đã mua vật liệu để mày mò hoàn thiện. Chi phí bao gồm thùng xốp, phân nền, đá nham thạch, đá kẹp kem, cây và cá khoảng 1 triệu rưỡi.

Quá trình hoàn thiện bể thủy sinh tại ban công nhà mình.

Chia sẻ về cách làm, vợ chồng chị Mai Phương cho biết: "Đầu tiên là thùng xốp mua về dính lại với nhau bằng keo silicon, sau đó cắt dáng thùng theo ý muốn. Khi keo khô bắt đầu trát xi măng. Lớp xi măng đầu tiên được trộn cùng cát, 2 lần sau chỉ trát mình xi măng.

Sau mỗi lần trát, chờ khoảng 1 – 2 ngày thì trát lớp tiếp theo. Sau khi đã trát đủ các lớp, đổ nước đầy bể xi măng để ra hết nhớt và mùi xi măng, làm đi làm lại vài lần, mỗi lần 1 ngày.

Chờ khi bể sạch, không còn mùi, tiếp tục trải đá nham thạch viền quanh bể, đổ phân nền vào giữa, sau đó trải một lớp nham thạch nữa để đảm bảo kín đáy và cuối cùng là trải sỏi sạn suối".

Chị trồng thêm một số cây phía rìa bể tạo vẻ đẹp xanh tươi.

Khi hoàn thành bể, vợ chồng chị tiếp tục trồng các loại cây theo ý thích. Sau khi trồng thì đổ nước đầy bể và trong vòng một tuần thường xuyên thay nước giúp cây có nhiều CO2 để phát triển nhanh hơn. Khi cây phát triển ổn định, vợ chồng chị thả cá tạo vẻ đẹp sinh động cho bể thủy sinh.

Anh Tuấn Anh cũng thường 1 – 2 tuần thay nước, thay nửa bể. Khoảng 3 – 4 tuần sẽ tỉa cây. Bể để ngoài trời nên không tránh được rêu hại. Để hạn chế tình trạng này, anh Tuấn Anh mua tép và cá mún để chúng ăn rêu và ốc Nerita để ăn rêu ở thành bể.

Anh chị còn trồng thêm cây cảnh thủy sinh bên trong nhà.

Sở hữu góc xanh tươi, mát mắt sinh động với cá và cây, những ngày nghỉ dịch ở nhà trở thành những ngày vô cùng thảnh thơi, vui vẻ của cả hai vợ chồng.

Nguồn ảnh: NVCC

Nhật Ánh

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo dân sinh (http://baodansinh.vn/chia-se-cach-lam-be-ca-sieu-dep-tu-2-thung-xop-cua-ong-chong-quoc-dan-ha-noi-2220201541603666.htm)

Tin cùng nội dung

  • Mangyte -Toàn bộ các hộ dân tổ 14 cụm 3 Tứ Liên - Tây Hồ Hà Nội lâm vào tình cảnh mất nước sạch hơn 1 tháng nay. Một số gia đình đã phải sơ tán đến nhà người thân, còn lại, những hộ dân tại đây san sẻ nhau nước giếng vàng khè của một hộ gia đình trong khu.
  • Tại các điểm quán giải khát vỉa hè, hàng loạt các loại nước giải khát tự chế, tự gắn mác đủ hương vị, màu sắc được bán tràn lan với giá cực... rẻ.
  • Cùng là những ngày nóng nực nhưng ở Hà Nội và Sài Gòn có rất nhiều điểm khác biệt thú vị.
  • Chủ tịch thành phố yêu cầu dừng việc chặt hạ thay thế cây xanh trên một số tuyến phố để rà soát, phân loại, đưa ra các tiêu chí cụ thể.
  • Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho rằng, việc thông tin không đầy đủ khiến người dân hiểu thành phố có một đề án, một chiến dịch chặt hạ hơn 6.700 cây xanh. Đây cũng hoàn toàn không phải là vụ đấu thầu, đấu đá, chặt hạ cây để kiếm chác hay có nhóm lợi ích nào trong đó.
  • Ngoài 4 tuyến phố hiến máu đã có, thành phố Hà Nội sắp có thêm một tuyến phố hiến máu nữa ở Thụy Khuê, quận Tây Hồ.
  • Chào Mangyte. Xin vui lòng có thể cho tôi một vài địa chỉ phòng khám và số điện thoại liên lạc của những bác sĩ trên địa bàn Hà Nội chuyên về Nhi khoa được không ạ? Xin cảm ơn Mangyte rất nhiều ạ. (Minh Hòa - Long Biên - Hà Nội),
  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY