Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Chớ để đau răng trong thai kỳ

Khi mang thai, nồng độ hormon của thai phụ tăng lên, có thể dẫn đến đau răng và các triệu chứng liên quan đến răng miệng.

Nguyên nhân gây đau răng trong thai kỳ

Sự tích tụ mảng bám: cơ thể của thai phụ phản ứng tự nhiên để chống lại sự thay đổi của mảng bám trong thai kỳ, chủ yếu là do thay đổi nội tiết tố. Nếu không được điều trị, mảng bám có thể tiếp tục tích tụ, cuối cùng cứng lại thành cao răng và làm tăng nguy cơ sâu răng.

Ốm nghén: trong 3 tháng đầu của thai kỳ, nôn ói thường xảy ra đối với hầu hết phụ nữ. Do đó, thai phụ phải đánh răng ngay sau khi nôn ói bằng kem đánh răng trung hòa axit để loại bỏ axit dạ dày hiệu quả và an toàn. Axit từ dạ dày có thể gây ăn mòn răng. Nếu không loại bỏ axit, men răng bắt đầu yếu đi, dẫn đến nguy cơ sâu răng.

Bệnh viêm nướu răng: do thay đổi nội tiết tố, hầu hết phụ nữ dễ bị viêm nướu khi mang thai, khiến nướu bị đau và dễ gặp các vấn đề nghiêm trọng hơn.

Phụ nữ mang thai đau răng nên điều trị thế nào?

Mặc dù có sẵn các lựa chọn điều trị tại nhà, nhưng giải pháp an toàn và hiệu quả nhất để đối phó với cơn đau răng khi mang thai là đến gặp bác sĩ nha khoa hoặc vệ sinh răng miệng. hầu hết các thủ thuật nha khoa phổ biến như làm sạch răng miệng là hoàn toàn an toàn cho cả mẹ và thai nhi. đơn giản chỉ cần cho nha sĩ biết rằng mình đang có thai để cân nhắc dự phòng thêm trong quá trình điều trị.

đau răng trong thai kỳBà bầu cần chú ý chăm sóc răng miệng trong suốt thai kỳ.

Có một số biện pháp khắc phục tại nhà bà bầu có thể làm để giảm đau răng khi mang thai. phương Thu*c phổ biến là sử dụng baking soda, vì có thành phần giúp trung hòa axit để ngăn ngừa sâu răng và vi khuẩn. tuy nhiên, tránh đánh răng quá mạnh bằng baking soda vì có thể làm mất men răng. các phương pháp tại nhà khác bao gồm:

Nha đam: được biết đến với đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm, nha đam có thể làm giảm sự phát triển của vi khuẩn và giảm sưng nướu thai phụ có thể gặp phải trong thai kỳ.

Sữa: Canxi và vitamin K đều có trong sữa, rất cần thiết cho sức khỏe nướu. Uống sữa ấm một vài lần một ngày để giúp giảm chảy máu nướu và viêm, nhưng nên đánh răng 2 lần một ngày vì sữa có xu hướng làm tăng sự hình thành mảng bám.

Nước ép lựu: Đây là một biện pháp phòng ngừa hiệu quả - nước ép lựu có thể giúp chống lại sự tích tụ mảng bám và nhiễm khuẩn. Nên uống nước ép lựu không đường.

Tỏi: áp dụng tỏi trực tiếp vào khu vực gây đau răng có thể làm giảm đáng kể sự khó chịu. vì chứa allicin, tỏi được biết đến là một loại kháng sinh tự nhiên, tiêu diệt vi khuẩn xung quanh các khu vực bị nhiễm mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào.

Phòng ngừa đau răng trong thai kỳ

Thực hiện một vài thay đổi nhỏ cho thói quen chăm sóc răng miệng hàng ngày và đặc biệt chú ý đến sức khỏe răng miệng có thể giúp ngăn ngừa sâu răng và đau răng:

Đánh răng 2 lần mỗi ngày với kem đánh răng có công thức đặc biệt để giảm đau do nhạy cảm với răng và nướu mà vẫn bảo vệ men răng. Sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm để làm sạch nhẹ nhàng các mảng bám tích tụ hoặc sử dụng bàn chải đánh răng điện với chế độ nhạy cảm để làm sạch hiệu quả hơn.

Làm sạch răng miệng với nước súc miệng để giảm các dấu hiệu sớm của bệnh nướu răng, làm giảm chảy máu nướu.

Nên dùng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần mỗi ngày để loại bỏ vi khuẩn có hại và mảng bám tích tụ.

Duy trì chế độ ăn lành mạnh bao gồm rau, trái cây, sữa và ngũ cốc. Tránh các thực phẩm gây gia tăng vi khuẩn mảng bám như kẹo, bánh và trái cây khô.

Đến nha khoa, kiểm tra và làm sạch răng miệng là việc rất cần thiết để đảm bảo răng miệng luôn khỏe mạnh và không đau khi mang thai. Hầu hết các thủ thuật nha khoa phổ biến chẳng hạn như làm sạch răng miệng là hoàn toàn an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

BS. Vũ Phương Thảo

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/cho-de-dau-rang-trong-thai-ky-n185971.html)

Chủ đề liên quan:

đau răng đau răng trong thai kỳ

Tin cùng nội dung

  • Đa số cơn đau họng do virus gây ra, vì thế dùng Thu*c kháng sinh là vô ích. Điều này cũng đúng với bệnh viêm phế quản cấp.
  • Đau răng ngoài việc gây đau dữ dội còn có thể gây nguy hiểm nếu bị nhiễm khuẩn ống tủy. việc phòng chống đau răng nên thực hiện từ khi còn nhỏ.
  • Tết là dịp mọi người ăn uống nhiều hơn những ngày thường, dễ tạo điều kiện các bệnh về đường tiêu hóa phát sinh.
  • Không nên sử dụng lidocain 2% để điều trị đau do mọc răng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do có thể gây ra tác dụng bất lợi nghiêm trọng, thậm chí gây Tu vong
  • Bà Tâm bị đau răng, đã uống Thu*c rodogyl con gái mua cho rồi mà vẫn không khỏi. Bụng thì đói mà chẳng ăn uống gì được. Cứ húp cháo hoài bà thấy người cứ nhão ra.
  • Cây trẩu còn gọi là cây dầu sơn ngô đồng, mộc du thụ, thiên niên đồng, bancoulier, abrasin.
  • Đau răng, sâu răng, lợi chảy máu thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng trẻ em mắc nhiều hơn. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng nó cũng mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh, như tổn thương răng lợi, đau nhức, khó nhai hoặc không nhai được thức ăn, hôi miệng, mất tự tin khi giao tiếp. Nguyên nhân do âm huyết suy kém, hư hỏa bốc lên, khắc phạt các tạng can, tỳ, phế, thận. Xin giới thiệu một số món ăn Thu*c hỗ trợ trị bệnh.
  • Theo kinh nghiệm của bà con vùng cao, cây hoàng mộc thường được dùng làm Thu*c chữa lỵ, đau răng, ăn uống không tiêu (dùng dưới dạng Thu*c sắc, hoặc tán bột uống).Cây hoàng mộc còn có tên gọi là cây hoàng mù, Đông y gọi là hoàng liên gai. Là loại cây bụi nhỏ cao 2 - 3m phân nhánh nhiều; gỗ màu vàng; cành có gai chẻ ba dài 1 - 2cm, mọc dưới các cụm lá.
  • Đông y quan niệm rằng là phần thừa của xương và thuộc tạng thận. Mặt khác, theo lý luận về kinh lạc, kinh Dương minh vị đi qua vùng của chân răng, cho nên các chứng trạng của chân răng phản ánh trạng thái hư, thực, hàn, nhiệt của vị và thận.
  • Đau răng ở hầu hết trẻ em và người lớn. Bạn cần đến gặp nha sĩ khi bạn có triệu chứng đau răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY