Chị X. bị bệnh suyễn nặng từ bé, thường xuyên dùng Thu*c. Bước vào tuổi trungniên, chị mắc bệnh tiểu đường. Năm 53 tuổi chị bị giời leo, những vết phồng rộp nổi lên, sau đó làlở loét, gây đau nhức.
Tuy nhiên, nghe lời truyền miệng, chị tìm đến thầy lang chữa trị. Khi bệnh trởnặng, gia đình đưa chị nhập viện cấp cứu. Do thể trạng quá kém, bệnh tiểu đường khiến vết thươngkhông lành, dùng Thu*c trị bệnh suyễn khiến nội tạng suy yếu... chị sốt nặng, phù não và Tu vongsau hai tuần nằm viện. Theo các bác sĩ, nếu bị giời leo nên đi khám bệnh ngay, đặc biệt là nhữngngười đang mang một bệnh mạn tính nào đó.
Ảnh: Interenet |
BS Huỳnh Huy Hoàng, BV Da liễu TPHCM cho biết, vi-rút gây bệnh trái rạ(thủy đậu) và giời leo là một, khi nhiễm có người bị trái rạ có người không. Vi-rút xâm nhập vào cơthể chúng ta từ khi còn bé. Bệnh giời leo xuất hiện khi đề kháng cơ thể suy yếu.
Bệnh giời leo gây viêm thần kinh ngoại biên. Bệnh xuất hiện với các triệu chứngớn lạnh, đau nhức người, xuất hiện mảng da đỏ. Những mụn nhỏ li ti, to dần và có nước sẽ nổi lên.Sau đó, nhiều mảng da và mụn như thế xuất hiện. Khi bị giời leo, bệnh nhân sẽ có cảm giác đau rátnhư bị phỏng lửa, tinh thần căng thẳng, lo lắng.
Giời leo, nếu khởi đầu ở ngực sẽ lan nhanh tới bụng. Còn mặt sau thì thường ở hốnách, lưng, bả vai rồi dừng ở cột sống. Giời leo thường xuất hiện ở các vị trí: ngực, vai, lưng,cổ, mặt, hố mắt, bụng… và thường bắt đầu ở bên trái cơ thể.
Giời leo ở mặt rất khó chịu và làm cho bệnh nhân lo lắng vì sợ ảnh hưởng đến nhansắc, nhưng thông thường sau khi hết bệnh, các vết trên da mờ dần. Tuy nhiên, nếu giữ vệ sinh khôngkỹ, bị nhiễm trùng sẽ để lại sẹo xấu.
Bệnh nặng hay nhẹ tùy vào đề kháng cơ thể. Ở người trẻ tuổi sẽ tự hết trong vòngmột tuần, vết thương tạo da non và biến mất dần không hề bị đau nhức. Nhưng bệnh sẽ trở nên nguyhiểm khi xuất hiện ở người cao tuổi, người nhiễm HIV, người mắc nhiều bệnh mạn tính, hoặc từng dùngnhiều Thu*c… Ở các đối tượng này, có hai tình huống xảy ra.
Một là, sau khoảng hơn một tuần mới lành bệnh, dù vậy, thỉnh thoảng vẫn bị đaunhức dữ dội do thần kinh ngoại biên bị tổn thương. Hai là, bệnh trở nặng, vết giời leo không dừnglại ở một nửa bên trái hoặc phải mà tấn công sang vùng thần kinh ngoại biên bên kia. Khi vết thươnglan rộng, sâu sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Dân gian thường áp dụng cách "khoán" để trị bệnh giời leo. Thầy lang sẽ "khoán"khoanh vùng tổn thương bằng mực tàu, nhằm ngăn chặn bệnh không lây lan.
Cũng có người nhai đậu xanh, vò lá mướp, nước vo gạo trộn nước cơm để nguội… đắplên vết thương. BS Hà Thị Hồng Linh - BV Y học cổ truyền TPHCM cho biết, đến nay vẫn chưacó nghiên cứu xác định tính hiệu quả của những cách này.
Dù áp dụng phương pháp gì cũng phải đảm bảo không nhiễm trùng vết thương. Đậuxanh có tính chất giữ không cho mất nước, mát da, giúp vết thương mau lành. Thay vì nhai, nên dùngmáy xay sinh tố xay nhuyễn trộn với nước muối S*nh l* (mua tại nhà Thu*c Tây) để đắp.
Ngoài ra, có thể trộn thêm dầu mè, dầu ô liu hoặc dầu mù u rồi đắp vào vết thươnggiúp mau lành. Cần nhớ, bệnh do vi-rút gây ra nên không hết ngay mà phải theo diễn tiến của bệnh.Lưu ý, để tránh nhiễm trùng, không nên đắp bất cứ thứ gì lên vết giời leo. Khi đã nhiễm trùng, việcđiều trị tốn kém, tính mạng bị đe dọa.
Tại BV Y học cổ truyền TPHCM, bệnh nhân bị giời leo sẽ được dùng cácThu*c thanh nhiệt, tiêu viêm… nhằm ngăn chặn không cho vết thương lan rộng và "ăn" sâu. Tây y điềutrị bệnh bằng cách cho dùng Thu*c giảm đau, giảm bội nhiễm, Thu*c chống vi-rút trong vòng 48 giờ.Sau đó giảm Thu*c dần khi cơ thể đã có thời gian "trùng tu" đề kháng để đánh bại vi-rút.
Bệnh giời leo xuất hiện khi sức đề kháng của cơ thể suy giảm, vì vậy cách phòngbệnh hiệu quả nhất là tăng cường đề kháng bằng cách rèn luyện thể dục thể thao, ăn uống đủ chất,giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ. Cần tắm nước ấm và dùng món nóng sau khi mắc mưa. Chích ngừa thủy đậucho trẻ em cũng là cách phòng từ xa căn bệnh này.