Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Chủ động ứng phó, xử lý dịch COVID-19 trong tình huống khẩn cấp

MangYTe- Cần chuẩn bị tâm thế sẵn sàng những kịch bản xấu nhất để điều xấu nhất không đến với chúng ta, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh ngày 11/5.

Chủ động ứng phó, xử lý dịch COVID-19 trong tình huống khẩn cấp - Ảnh 1.

PGS.TS Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh điều này tại Hội nghị trực tuyến về chủ động ứng phó và xử lý dịch COVID-19 trong tình huống khẩn cấp được Bộ Y tế tổ chức chiều 11/5. Hội nghị kết nối với 700 điểm cầu trên 63 tỉnh thành trên cả nước.

Chuyển từ thế phòng ngự sang chủ động tiến công

Phát biểu trực tuyến, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết, tại Việt Nam dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến rất nghiêm trọng. Chỉ trong vòng 2 tuần, nhiều tỉnh đã có dịch, một số bệnh viện đã có người bệnh, người nhà và nhân viên y tế nhiễm COVID-19, trong đó có chủng virus biến thể "siêu lây nhiễm" Anh, Ấn Độ, nguy cơ lây lan dịch bệnh rất cao.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý khám, chữa bệnh, cho hay chỉ trong 15 ngày (từ 27/4-11/5), Việt Nam đã có 529 ca bệnh ghi nhận trong nước. Điều này chứng tỏ tốc độ lây lan của virus rất nhanh.

Chủ động ứng phó, xử lý dịch COVID-19 trong tình huống khẩn cấp - Ảnh 3.

Đặc biệt, các cơ sở khám chữa bệnh như bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở 2 và bệnh viện k cơ sở tân triều - những "thành trì" cuối cùng đã xuất hiện chùm ca bệnh covid-19, lan rộng ra gần 30 tỉnh/thành phố.

Trong số gần 900 ca COVID-19 đang điều trị có 3 ca nguy kịch, 20 ca bệnh nặng, 31 ca tiên lượng nặng và 253 ca có biểu hiện lâm sàng nhẹ. Trong đợt dịch này, có nhiều bệnh viện đã phải phong tỏa, cách ly y tế.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, trước tình thế đó chúng ta đã chuyển từ thế phòng ngự sang chủ động tấn công.

"Cần chuẩn bị tâm thế sẵn sàng những kịch bản xấu nhất để điều xấu nhất không đến với chúng ta", PGS Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh. Với kịch bản 30.000 ca nhiễm, ngành y tế cần chuẩn bị mọi cấp độ sẵn sàng ứng phó, đảm bảo nguồn nhân lực, trang thiết bị, Thu*c men, đặc biệt ở các cơ sở khám chữa bệnh.

Chủ động xét nghiệm - bài học từ Bệnh viện K

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn yêu cầu các cơ quan thuộc Bộ bên cạnh việc theo dõi, giám sát việc chấp hành công điện của Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia, Bộ Y tế tại các cơ sở, cần đặc biệt xây dựng phương án tổng thể đối phó kịch bản Việt Nam có 30.000 ca nhiễm; tiếp tục triển khai đảm bảo an toàn trong tiêm chủng vaccine.

Ngoài ra, các địa phương cần tập huấn, xây dựng và tổ chức phương án xét nghiệm, trường hợp nào xét nghiệm gộp mẫu, trường hợp nào xét nghiệm kháng nguyên nhanh…

PGS TS Nguyễn Trường Sơn lưu ý với các sở y tế cần xây dựng các phương án ứng phó như trong trường hợp chưa có dịch, có ca lẻ tẻ, hoặc dịch lan rộng.

Về việc chuẩn bị xây dựng bệnh viện dã chiến, các sở y tế nên chủ động đề xuất với địa phương, sẵn sàng nhân lực trang thiết bị, Thu*c theo tinh thần 4 tại chỗ (chỉ huy tại chỗ, con người tại chỗ, Thu*c men tại chỗ và phương tiện tại chỗ).

Lãnh đạo bộ y tế một lần nữa quán triệt tinh thần với các bệnh viện cần thực hiện nghiêm công tác phân luồng, sàng lọc bệnh nhân, giãn cách tại các bệnh viện….

Ths. Nguyễn Trọng Khoa - Phó Cục trưởng Cục quản lý khám, chữa bệnh - nhận định, có thể còn có ca dương tính SARS-CoV-2 trong cộng đồng mà chúng ta chưa phát hiện ra, cần siết chặt công tác phòng dịch trong bệnh viện.

Chủ động ứng phó, xử lý dịch COVID-19 trong tình huống khẩn cấp - Ảnh 5.

Lãnh đạo cục quản lý khám, chữa bệnh nhấn mạnh các bệnh viện cần chủ động xét nghiệm sàng lọc cho cán bộ nhân viên, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân.

Ông khoa cho biết bệnh viện là môi trường có khả năng lây nhiễm cao, nhất là các bệnh viện tuyến cuối. việc phân luồng sàng lọc bệnh nhân đến khám rất quan trọng. bên cạnh đó, đa số ca covid-19 không có triệu chứng nên khả năng lọt các trường hợp nghi nhiễm rất dễ xảy ra.

Về công tác xét nghiệm, cả nước hiện có 184 phòng xét nghiệm khẳng định sars-cov-2, thực hiện hàng triệu test xét nghiệm, công suất tối đa gần 25.000mẫu đơn/ngày.

Từ bài học bệnh viện k phát hiện chùm ca bệnh covid-19 nhờ xét nghiệm định kỳ, phó cục trưởng cục quản lý khám chữa bệnh nhấn mạnh lại việc các bệnh viện cần chủ động xét nghiệm sàng lọc cho cán bộ nhân viên, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân. chỉ chuyển tuyến với bệnh nhân có kết quả âm tính với sars-cov-2. yêu cầu này đã được ban chỉ đạo, bộ y tế nhấn mạnh trong các công văn gần đây.

T. Nguyên

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/chu-dong-ung-pho-xu-ly-dich-covid-19-trong-tinh-huong-khan-cap-2021051119121952.htm)

Chủ đề liên quan:

bệnh viện k sàng lọc xét nghiệm

Tin cùng nội dung

  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bộ ba sàng lọc (Triple test) là xét nghiệm máu xác định nồng độ alpha-fetoprotein, human chorionic gonadotropin (hCG) và estriol trong máu mẹ. Kết quả xét nghiệm giúp cho bác sĩ tìm ra những trường hợp em bé có nguy cơ cao hơn bị những dị tật bẩm sinh như hội chứng Down và dị tật ống thần kinh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY