Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Chủ Nhật đỏ: Người hiến máu sẽ được xét nghiệm miễn phí

Ngày 18/12/2019, tại Báo Tiền phong tổ chức họp báo thông tin về Chương trình hiến máu Chủ nhật Đỏ lần thứ XII – năm 2020 nhằm khắc phục tình trạng khan hiếm máu cho cấp cứu và điều trị dịp Tết Nguyên đán Canh Tý.
Ảnh buổi họp báo

Chương trình do Báo Tiền Phong chủ trì, phối hợp với Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các tỉnh/thành phố tổ chức trên phạm vi toàn quốc.

Với thông điệp “Hiến máu cứu người - Sinh mệnh của Bạn và Tôi”, sau 11 lần tổ chức (2009 – 2019), Chủ nhật Đỏ đã trở thành sự kiện có ý nghĩa nhân văn sâu sắc trên quy mô toàn quốc, ngày càng có sức ảnh hưởng sâu rộng tới cộng đồng.

Sự kiện đã kêu gọi và nhận được sự quan tâm của nhiều cơ quan, đơn vị và đông đảo người dân thuộc nhiều độ tuổi, vùng miền, dân tộc, ngành nghề cùng tham gia hiến máu vì sự sống của người bệnh cần truyền máu.

Năm 2009, xuất phát từ một điểm hiến máu tại Hà Nội với 96 đơn vị máu tiếp nhận được, đến năm 2019, chương trình hiến máu Chủ nhật Đỏ đã được tổ chức tại 33 tỉnh/thành phố trên cả nước với 70 điểm hiến máu và tiếp nhận được 49.733 đơn vị máu.

Năm 2020, Chủ nhật Đỏ lần thứ XII nhận được sự quan tâm của các bộ, ban, ngành, đặc biệt là sự vào cuộc của 40 tỉnh/thành phố, bao gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Nguyên, Hòa Bình, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, Cà Mau, Sóc Trăng, Kiên Giang, Khánh Hòa, Đồng Nai, Kon Tum, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông, TP Hồ Chí Minh.

Chuỗi các ngày hội hiến máu của Chủ nhật Đỏ được tập trung tổ chức trong tháng 12/2019 và tháng 1/2020 nhằm khắc phục tình trạng khan hiếm máu dịp cuối năm và chuẩn bị máu dự trữ cho Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, để tăng tính hiệu quả và kịp thời, một số điểm hiến máu đã được tổ chức từ tháng 11 và nhiều điểm được khuyến khích lui lại tổ chức ngay sau Tết Nguyên đán - thời điểm “trũng” về hiến máu. Bên cạnh đó, các sự kiện hiến máu tình nguyện không nhất thiết phải tổ chức đúng ngày Chủ nhật.

Năm 2019, ước tính cả nước tiếp nhận được hơn 1,3 triệu đơn vị máu; đáp ứng được 70% nhu cầu máu cho cấp cứu, điều trị và dự phòng tại các địa phương.

TS. Trần Ngọc Quế - Phó Giám đốc Trung tâm Máu quốc gia, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cho biết thời điểm hiện tại, nhiều địa phương trong cả nước đều đang đối mặt với tình trạng khan hiếm máu cho điều trị vào cuối năm và lo ngại sẽ thiếu nguồn người hiến máu cho dịp Tết và ngay sau Tết; đặc biệt là thiếu nhóm máu O, nhóm máu A.

Riêng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương cần tối thiểu 80.000 đơn vị máu trong 3 tháng (từ tháng 12/2019 đến tháng 2/2020) để cung cấp cho 170 bệnh viện tại 25 tỉnh, thành phố với diện bao phủ 40 triệu dân.

TS Quế cho biết, năm nay sẽ khác với mọi năm, người đăng ký hiến máu có thể đổi quà tặng lấy gói xét nghiệm sức khỏe thực hiện luôn trên mẫu máu hiến. Điều này giúp người hiến máu có thể sàng lọc được một số bệnh, gen mang bệnh như gan thalasomia.

Infonet

Mạng Y Tế
Nguồn: Infonet (https://infonet.vn/chu-nhat-do-nguoi-hien-mau-se-duoc-xet-nghiem-mien-phi-post325913.info)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY