Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Chữa vết thương phần mềm theo y học cổ truyền

Cũng như cách chữa của y học hiện đại, cách chữa các vết thương phần mềm của y học cổ truyền cũng tiến hành cầm máu, rửa sạch vết thương, làm mất các mô hoại tử, làm mọc mô hạt, liền vết thương.
Cũng như cách chữa của y học hiện đại, cách chữa các vết thương phần mềm của y học cổ truyền cũng tiến hành cầm máu, rửa sạch vết thương, làm mất các mô hoại tử, làm mọc mô hạt, liền vết thương. Đặc điểm của cách chữa cổ truyền là áp dụng đồng thời các phương Thu*c uống có tác dụng toàn thân để thúc đẩy các quá trình liền vết thương và các bước làm mất các mô hoại tử và kích thích mọc mô hạt, làm liền da (sinh cơ), nên kết quả điều trị tốt và tương đối nhanh.

Sau đây là phương pháp chữa vết thương phần mềm theo y học cổ truyền">chữa vết thương phần mềm theo y học cổ truyền:

Cầm máu nếu có chảy máu: Lông cây cẩu tích tẩm cồn 90o, phơi khô, đắp vào vết thương rồi băng lại, máu sẽ cầm rất nhanh.

Rửa sạch vết thương: Sau khi cầm máu, rửa vết thương bằng nước Thu*c: Lá trầu không tươi 40g, đun sôi với 2 lít nước trong 15 phút, để nguội cho thêm 6g phèn phi, hòa tan, lọc rồi rửa vết thương.

Làm sạch vết thương: Làm sạch vết thương, hết nhiễm khuẩn và mủ tại chỗ, mất mô hoại tử và mùi hôi: Lá mỏ quạ tươi rửa sạch, giã nát đắp vào vết thương. Mỗi ngày thay một lần đến khi vết thương sạch, màu đỏ tươi.

Làm chóng mọc mô hạt, sinh cơ và chóng liền da: Lá mỏ quạ, lá bòng bong, lá nọc sởi, dùng tươi với lượng bằng nhau, bỏ cọng, rửa sạch, giã nát đắp vào vết thương, hai ngày thay băng một lần.

Điều trị vết thương

Bài 1: Lấy lá sắn thuyền tươi, bỏ cọng, rửa sạch, giã nhỏ đắp lên vết thương, băng lại. Hai ngày thay băng một lần. Hoặc lấy lá sắn thuyền, bỏ cọng, phơi khô, giã nhỏ, rây mịn, khi dùng rắc lên vết thương, không phải băng. Về mùa hè dùng dạng bột tốt hơn vì rắc được khắp kẽ vết thương; vết thương không băng kín nên thoáng, chóng lành.

Bài 2: Bột rau má 60%, bột nghệ 35%, bột phèn chua (phi khô) 5% trộn đều, rây mịn, bảo quản nơi khô ráo. Rửa sạch, thấm khô vết thương rồi rắc Thu*c kín. Nếu vết thương nông, nhỏ thì để ngỏ cho nhanh khô. Nếu vết thương sâu và rộng thì khi rắc Thu*c xong, cần đặt gạc lên trên rồi băng lại. Bài Thu*c này có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, sát khuẩn, sinh da non, dùng chữa vết thương phần mềm mới hoặc đã nhiễm khuẩn.

Các bài Thu*c uống có tác dụng toàn thân

Bài 1: Chống khát do mất máu: Lá sắn dây rửa sạch, giã nát cho vào một bát nước đun sôi để nguội, thêm ít đường và vài hạt muối, uống ngày một lần.

Bài 2: Làm mát máu tiêu độc, chống viêm nhiễm: Lá mặt quỷ (sao vàng) 40g, nõn dứa dại 12g, cánh bèo cái 8g, gừng sao cháy 4g. Sắc uống ngày một thang.

Bác sĩ Thúy An

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-chua-vet-thuong-phan-mem-theo-y-hoc-co-truyen-18304.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh trĩ là bệnh phổ biến ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Tỉ lệ mắc bệnh trĩ tại Việt Nam chiếm khoảng 60% dân số.
  • Em đang điều trị viêm loét dạ dày do HP, đã dùng xong đợt kháng sinh, nhưng em bị sút cân và suy nhược. Vậy em muốn truyền dịch (sinh tố) có được không? Em xin cảm ơn BS.
  • Mangyte ơi, Tôi muốn hiến xác sau khi ch*t cho y học được không? Có làm thủ tục gì nhiều không và làm thủ tục ở đâu? Có thể liên hệ đến những đâu để được hiến xác? (Can - minh…@gmail.com)
  • “Siêu quậy” nhà tôi hay chạy nhảy lắm, cho nên trầy xước, bầm tím là… chuyện thường ở huyện! Tôi đọc báo thấy nước ngoài có loại keo sinh học dùng để dán vết thương, không biết ở Việt Nam có bán loại này chưa? Nếu có thì tốt quá, tôi sẽ mua cho “siêu quậy” dùng dần. Cảm ơn Mangyte! (Hoàng Quân - lehoang…@gmail.com)
  • Mùa hè đến cũng là lúc mụn trứng cá có điều kiện phát triển. Trong môi trường nóng ẩm các tuyến ở da tăng cường bài tiết nhiều mồ hôi và chất bã nhờn dễ làm tắc lỗ chân lông khiến lượng chất bã nhờn không thoát ra ngoài mà tích tụ tạo thành nhân mụn.
  • Ayurveda (y học Ấn Độ cổ đại) có những bí quyền cổ truyền hiệu nghiệm để kéo dài yêu đương lâu hơn, tăng sức chịu đựng và kích thích hoạt động T*nh d*c
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY