Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Chuyên gia chỉ cách nhận biết khi nhiễm biến thể Omicron so với Delta

(MangYTe) - Nhiều chuyên gia cho rằng những người mắc triệu chứng Omicron thường không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, khác với những bệnh nhân nhiễm biến thể Delta.

Các chuyên gia dịch tễ cho rằng, với việc tồn tại cùng lúc 2 biến thể của sas-cov-2, một người có thể tái mắc covid-19 sau 1 đến 3 tháng từ thời điểm khỏi bệnh. tuy nhiên, biến thể omicron được cho là có những dấu hiệu nhẹ hơn delta.

Theo ts bùi lê minh, trưởng ngành công nghệ sinh học - viện kỹ thuật công nghệ cao ntt (đh nguyễn tất thành), giữa chủng delta và omicron sẽ có những đặc điểm khác nhau. người nhiễm biến chủng delta rất nhiều người bị mất khứu giác (5-6 ngày sau phát bệnh sẽ mất mùi). do vậy, trong một chuỗi lây nhiễm lây của nhau không ai mất mùi thì rất có thể 80-90% là nhiễm omicron.

Các chuyên gia cũng cho rằng, triệu chứng nổi bật của omicron là triệu chứng cảm kết hợp đau rát họng, sổ nước mũi và không ít người test nhanh vẫn âm tính dù đủ các triệu chứng.

Nếu test nhanh âm tính, người bệnh cũng không nên vội mừng và có thể làm xét nghiệm pcr hoặc chờ thêm 1, 2 ngày để test lại. người bệnh cũng cần chữa các triệu chứng của bệnh để giảm nhẹ tình trạng bệnh.

Những người nhiễm biến chủng Omicron đều không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ

Bác sĩ trương hữu khanh, cố vấn chuyên môn khoa nhiễm khuẩn - thần kinh, bệnh viện nhi đồng 1, tp.hcm, cũng chia sẻ, giữa 2 biến thể delta và omicron có những đặc điểm khác nhau. “omicron ít hơn một số triệu chứng và nhiều hơn một số triệu chứng so với delta, tuy nhiên không thể chỉ dựa triệu chứng để có thể chẩn đoán mắc omicron hay delta”.

Cũng theo bác sĩ khanh, omicron có một số triệu chứng giống cảm, ví dụ bệnh nhân bị sổ mũi, sịt sịt, khan tiếng… “các bệnh nhân mắc omicron thường rất ít bị mất khứu giác nhưng không có nghĩa là không có triệu chứng này. nên việc dựa vào các triệu chứng để khẳng định mắc omicron hay delta là không chính xác. muốn biết chúng ta phải giải trình tự gen”.

Cũng theo bác sĩ khanh, chủng omicron nhẹ hơn delta kể cả với các đối tượng như người lớn tuổi, trẻ em, người có bệnh nền nhưng không có nghĩa là không có người bệnh nặng.

Khuyến cáo quan trọng nhất vẫn là tiêm đầy đủ các mũi vắc xin và thực hiện biện pháp 5k. “Dù mắc biến thể nào, cách chữa trị cũng không khác nhau. Chúng ta phải chữa trị theo triệu chứng. Ví dụ sốt trên 38.5 độ sẽ uống hạ sốt, ho uống Thu*c ho… Với Thu*c kháng virus cần tùy đối tượng người bệnh và do bác sĩ chỉ định”, BS Khanh nói.

Cũng theo bác sĩ khanh, việc omcron đang dần chiếm ưu thế so với delta là một tín hiệu vui bởi dù tốc độ lây lan nhanh nhưng triệu chứng nhẹ hơn và biến chủng này xuất hiện đã đánh dấu sự suy yếu của virus.

Bảo Linh

Mạng Y Tế
Nguồn: VietQ (https://vietq.vn/chuyen-gia-chi-cach-nhan-biet-khi-nhiem-bien-the-omicron-so-voi-delta-d197920.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng đe dọa đến tính mạng. Triệu chứng sốc phản vệ bao gồm: phát ban loang lổ, ngứa. Mặt, mắt, môi hoặc cổ họng sưng phù...
  • Bỏng nắng thường xuất hiện trong vòng vài giờ tiếp xúc, gây đau, đỏ, sưng và có thể phồng rộp ở da. Bỏng nắng có thể gây nhức đầu, sốt và mệt mỏi
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Từ bỏ thói quen hút Thuốc và các sản phẩm từ Thuốc lá là cách duy nhất để làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và những người thân yêu của bạn. Dù rất khó để từ bỏ, hàng triệu người đã làm được. Tiếp theo bài viết “Từ bỏ thói quen hút Thuốc”, trong phần này, chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý giúp bạn đối phó với những vấn đề thường gặp trong quá trình cai nghiện Thuốc lá. Các phương pháp này cũng có thể áp dụng với những người sử dụng Thuốc lá ở dạng khác (nhai, hít).
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Những triệu chứng bệnh nha khoa phổ biến.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY