Nội tiết , Tiểu đường hôm nay

Chuyên gia điểm mặt những sai lầm người bệnh tiểu đường thường mắc phải

Chỉ vì những suy nghĩ sai lầm khiến cho nhiều bệnh nhân mắc đái tháo đường (tiểu đường) gặp những biến chứng đáng tiếc.

Theo số liệu ước tính của Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới (IDF), hiện cứ mỗi 6 giây trên thế giới lại có 1 người Tu vong vì căn . Tuy nhiên, phần lớn người mắc bệnh thường tự mày mò các phương pháp điều trị bằng mẹo hoặc kinh nghiệm dân gian. Điều này dẫn đến những quan niệm sai lầm, ảnh hưởng đến việc kiểm soát bệnh, gây ra những biến chứng đáng tiếc.

PGS Nguyễn Khoa Diệu Vân - Trưởng khoa Nội tiết, Đái tháo đường, BV Bạch Mai cho biết, hàng ngày tại Khoa gặp rất nhiều bệnh nhân bị đái tháo đường tuýp 2 điều trị dẫn đến các biến chứng.

Bỏ tinh bột trong khẩu phần ăn

Theo PGS Vân, ​là bệnh mạn tính, không thể chữa dứt điểm và cần được điều trị, quản lý, theo dõi liên tục suốt đời, phối hợp với một chế độ ăn uống hợp lý và tập luyện phù hợp.

Rất nhiều bệnh nhân đái tháo đường nghĩ rằng chỉ cần kiêng tất cả các loại đường, tinh bột thì điều ấy cũng mang lại những hiệu quả nhất định trong kiểm soát đường huyết. Tuy nhiên điều đó không hoàn toàn đúng bởi một bữa ăn của người đái tháo đường cũng phải có đầy đủ và cân đối các thành phần tinh bột, protein, lipit…Bên cạnh đó việc luyện tập thể dục thể thao cũng là một vấn đề ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị và kiểm soát đường máu của bệnh nhân.

PGS Nguyễn Khoa Diệu Vân - Trưởng khoa Nội tiết, Đái tháo đường, BV Bạch Mai

Nghĩ bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn

Theo PGS Vân, đái tháo đường là căn bệnh mãn tính, phải điều trị cả đời. Tuy nhiên nhiều bệnh nhân nghĩ rằng chỉ cần với một đơn Thu*c của bác sĩ thì có thể điều trị khỏi hoàn toàn và sau khi hết đơn Thu*c thì không cần tái khám. Tuy nhiên nếu ngừng Thu*c thì chỉ số đường máu sẽ tăng cao và nếu không được kiểm soát thì bệnh nhân sẽ gặp phải những biến chứng đáng tiếc.

Sai lầm trong theo dõi đường máu

Rất nhiều thắc mắc rằng: "Tôi theo dõi đường máu rất tốt, tuần nào tôi cũng thử đường máu và đều thử vào buổi sáng khi đói, vậy tại sao tôi vẫn bị biến chứng?"

PGS Nguyễn Khoa Diệu Vân cho biết đấy là một sai lầm, vì bệnh nhân không phải chỉ cần thử đường máu một tuần một lần và thử vào lúc đói, mà chúng ta vẫn cần theo dõi đường máu sau ăn.

Việc tăng đường máu sau ăn quá cao cũng là nguyên nhân gây ra các biến chứng cho . Do đó người bệnh bắt buộc phải theo dõi cả đường máu lúc đói và sau ăn. Không phải chỉ theo dõi đường máu 1 lần trong 1 tuần, mà cần phải theo dõi nhiều lần trong 1 tuần, nhiều lần trong 1 ngày cho đến khi đường máu ổn định, khi đó bạn mới giảm dần số lần thử đường máu.

Yoga cười cho bệnh nhân đái tháo đường tại BV Bạch Mai.

Tự chữa loét bàn chân ở nhà

Loét bàn chân là biến chứng của bệnh đái tháo đường. Điều trị biến chứng bàn chân khá tốn kém, thời gian nằm viện kéo dài. Khi có loét bàn chân, nguy cơ bị cắt cụt bàn chân rất cao, thậm chí phải cắt lên đến đùi. Việc phòng nguy cơ này rất quan trọng. Nhiều bệnh nhân nghĩ, vết loét nhỏ xíu ban đầu không có gì đáng ngại vì nó sẽ tự liền, tự lành. Thực tế thì có vết loét bàn chân dù rất nhỏ nhưng điều này có nghĩa là bệnh nhân đã có nhiều biến chứng nặng như biến chứng thần kinh, mạch máu…

Do đó, khi phát hiện có vết loét nhỏ, phải tới cơ sở y tế điều trị đúng phác đồ y khoa. Nếu tự ý làm bác sĩ cho bản thân mình để chữa loét bàn chân ở nhà, là bệnh nhân tự biến mình thành “đao phủ”.

Bỏ qua các bệnh lý khác

PGS Vân chia sẻ, một sai lầm nữa các bác sĩ gặp khá nhiều trong quá trình điều trị bệnh đái tháo đường. Đa số bệnh nhân là người lớn tuổi nên ngoài bệnh đái tháo đường, bệnh nhân còn có thể bị tăng huyết áp, tim mạch, rối loạn chuyển hóa mỡ máu…nhưng chỉ chăm chăm kiểm soát đường máu mà quên kiểm soát các bệnh còn lại. Trong thôi mà quên đi mất 2 yếu tố tăng huyết áp và rối loạn lipit máu cũng là yếu tố nguy cơ tác động qua lại, ảnh hưởng đến các biến chứng của người bệnh.

Sử dụng đơn Thu*c của bệnh nhân khác

Thực tế có rất nhiều đái tháo đường sử dụng đơn Thu*c của người quen hoặc người thân mách bảo. Tuy nhiên trên thực tế mỗi bệnh nhân sẽ có một đáp ứng Thu*c khác nhau và có một mục tiêu, một tiêu chí điều trị khác nhau. Do đó PGS Vân lưu ý, không thể sử dụng đơn Thu*c của người này cho người kia và chính tình trạng sử dụng chung đơn Thu*c như vậy đôi khi đã để lại cho những tác dụng không mong muốn như tình trạng tăng hoặc giảm đường huyết quá mức, thậm chí suy gan suy thận…

BS Vân khuyến cáo, mỗi phải đến gặp bác sĩ

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/chuyen-gia-diem-mat-nhung-sai-lam-nguoi-benh-tieu-duong-thuong-mac-phai-n355718.html)

Tin cùng nội dung

  • Kính chào Mangyte, Mangyte ơi, xin tư vấn và hướng dẫn em các khoa khám của BV Nhân dân 115 với, em nghe nói bệnh viện có khoa khám bệnh ở địa chỉ mới. Mong nhận được tư vấn của Mangyte. Chân thành cảm ơn. (Nguyễn Thị Diễm Viên - Quận 10, TPHCM)
  • Em là con gái, sức khỏe không tốt lắm (ba mẹ gọi là “cọng bún thiu”) nên em đi học võ để cải thiện. Mới học buổi đầu tiên mà em đã bị sưng mắt cá chân. Ban đầu đau nhẹ, em tưởng là không sao nhưng cuối ngày nó sưng to lên. Tình hình này em nghĩ là sẽ bị chấn thương dài dài (hic!). Mangyte cho em hỏi ở TPHCM có nơi nào chuyên điều trị chấn thương do thể thao không? Chắc là em phải làm bệnh nhân thân thiết ở đó quá! Cảm ơn Mangyte! (Mỹ Hạnh - kitty…@yahoo.com.vn)
  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là danh từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường trong máu, thường đặc trưng bởi tăng đường máu.
  • Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do bệnh nhân cần được châm sóc từ nhiều bác sĩ.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Nền nhiệt thấp và mưa phùn ẩm, chế độ ăn uống sinh hoạt thả phanh ngày Tết chính là yếu tố khiến nhiều người dễ bị gặp phải những căn bệnh này.
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY