Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Chuyên gia nói gì về trường hợp mắc COVID-19 sau 3 lần xét nghiệm âm tính?

Về trường hợp bệnh nhân đã qua 3 lần xét nghiệm âm tính với SARS-COV-2, nhưng đến lần thứ 4 đã cho kết quả dương tính, các chuyên gia cho rằng điều này là bình thường. Vì thời điểm lấy mẫu, bệnh nhân ở giai đoạn ủ bệnh, chưa đến ngưỡng phát hiện được bằng xét nghiệm

Tối ngày 16/3, Bộ Y tế công bố ghi nhận thêm 4 trường hợp dương tính với COVID-19, trong đó có một trường hợp BN59 là nữ tiếp viên chuyến bay VN0054 từ Anh về Nội Bài ngày 2/3 (là chuyến bay đã ghi nhận các trường hợp xác định mắc bệnh COVID-19 trước đó).

Nữ tiếp viên đã cách ly từ ngày 6/3, có xét nghiệm âm tính lần 1 vào ngày 7/3. Sau đó nữ tiếp viên được chuyển từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 (Hà Nội) về Bệnh viện Đa khoa Gia Lâm.

Ngày 14/3/2020 bệnh nhân có ho, sốt và kết quả xét nghiệm dương tính SARS-COV-2 ngày 15/3/2020. Hiện bệnh nhân đang được cách ly và điều trị tại Bệnh viện bệnh nhiêt đới Trung ương cơ sở Đông Anh trong tình trạng sức khoẻ ổn định.

Lý giải điều này, PGS.TS Lê Thị Quỳnh Mai- Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết kết quả xét nghiệm chỉ có giá trị cho thời điểm lấy mẫu. Mỗi loại xét nghiệm có ngưỡng phát hiện nhất định. Phương pháp xét nghiệm xác định người nhiễm COVID-19 hiện nay được toàn thế giới áp dụng là Realtime PCR (RT-PCR). Đây là phương pháp có độ nhạy, đặc hiệu rất cao.

Cũng theo PGS.TS Lê Thị Quỳnh Mai, trường hợp bệnh nhân có xét nghiệm âm tính trước khi có kết quả xét nghiệm dương tính là bình thường. Vì thời điểm lấy mẫu, bệnh nhân ở giai đoạn ủ bệnh, chưa đến ngưỡng phát hiện được bằng xét nghiệm

Cũng theo chuyên gia, vì được quản lý tốt nên bệnh nhân mới được xét nghiệm nhiều lần. Việc cho kết quả dương tính lần này đã khẳng định việc cách ly 14 ngày là hợp lý.

Về thông tin này, BSCK2 Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng cho biết thêm, bệnh nhân xét nghiệm âm tính tức là trong dịch họng không tìm thấy virus. Tại thời điểm đó không lây cho người khác. Nhưng nếu trong thời kỳ ủ bệnh thì sau vài ngày bệnh nhân phát bệnh và lại trở thành dương tính. Khi đó sẽ có khả năng lây cho người khác

Vì thế, trong trường hợp F1 (những người tiếp xúc gần với bệnh nhân F0) âm tính vẫn cần cách ly tập trung vì bất cứ lúc nào F1 cũng có thể trở thành dương tính.

Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm cho rằng, với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với COVID-19 (F1), nếu kết quả âm tính có nghĩa đến thời điểm xét nghiệm người đó chưa phát bệnh, chưa có khả năng lây lan cho người khác. Chưa phát bệnh chứ không có nghĩa là không bị bệnh, do vậy phải tiếp tục giám sát, cách ly chặt chẽ trong 14 ngày để khẳng định rằng bệnh nhân không phát bệnh trong 14 ngày đó.

 

Đến sáng ngày 17/3, Việt Nam ghi nhận 61 trường hợp nhiễm COVID-19. Trong số này 16 trường hợp đã điều trị khỏi ra viện. 45 trường hợp mới phát hiện từ ngày 6/3 đến nay và đang điều trị tại các cơ sở y tế trên cả nước, có 18 người nước ngoài, 27 người Việt.

Cụ thể các địa phương có số người mắc COVID-19 tính đến 21h ngày 16/3 như sau: Vĩnh Phúc (11); TP.Hồ Chí Minh (08); Khánh Hòa (01); Thanh Hóa (01); Hà Nội (14); Ninh Bình (01); Quảng Ninh (05); Lào Cai (02); Đà Nẵng (03); Huế (02); Quảng Nam (03); Bình Thuận (09), Ninh Thuận (01)

Đến 6h, ngày 17/3 tình hình dịch COVID-19 trên thế giới cụ thể như sau: Tổng số trường hợp mắc: 182.332; Tại Trung Quốc đại lục: 80.860 trường hợp; tại 162 quốc gia và vùng lãnh thổ bên ngoài Trung Quốc: 101.472 trường hợp

Tổng số trường hợp Tu vong: 7.142 trường hợp; tại Trung quốc đại lục: 3.213 trường hợp, tại 162 quốc gia và vùng lãnh thổ bên ngoài Trung quốc: 3.929 trường hợp.

 

Thái Bình

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5e707ee3f8ec6e6b692ba0b2)

Tin cùng nội dung

  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...)...
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY