Ngoại Tim mạch hôm nay

Phẫu thuật tim mạch là nhiệm vụ chính trong việc khám, điều trị và can thiệp tim mạch, lồng ngực và các mạch máu ngoại vi bằng phương pháp ngoại khoa như nội soi, mổ phanh truyền thống, phẫu thuật can thiệp. Khoa ngoại tim mạch chuyên về điều trị các bệnh lý ngoại khoa có liên quan đến vấn đề lồng ngực - tim mạch như tim bẩm sinh, suy tim, phình động mạch, tổn thương/chấn thương thành ngực, phổi và các cơ quan trong lồng ngực như: gãy xương sườn, xương ức, thủng thành ngực, tổn thương các cơ quan tim, phổi, mạch máu,...

“Chuyện thầm kín” của bệnh nhân ung thư và tim mạch

Theo nghiên cứu gần đây, người có bệnh mạn tính, nếu sinh hoạt T*nh d*c thích đáng và thoải mái, có thể làm cho tinh thần và thể xác sảng khoái, giúp người bệnh cảm thấy phục hồi được sức khỏe.

Với bệnh ung thư hay tim mạch, điều đầu tiên là người bệnh nghĩ đến sự sống và cái ch*t, nên mọi thứ đều lo lắng, chán nản, trong đó có T*nh d*c. Sau khi bệnh đã được khống chế hoặc chữa lành, thầm kín">chuyện thầm kín trong đời sống vợ chồng, với ý nghĩ sẽ tích cực trở lại. Tuy nhiên, người bệnh dù ít hay nhiều, đều bị tác động đến tâm lý, nên rất dễ dẫn đến rối loạn.

1. Những ảnh hưởng của bệnh tật đến “chuyện ấy”.

Ở nam giới thường là rối loạn cương, nữ giới lãnh cảm, nhất là sau phẫu thuật như: cắt hoàn toàn tử cung và buồng trứng, hay đoạn nhũ, vân vân. Việc hóa trị có thể gây sạm da, rụng tóc, mệt mỏi, thiếu máu và chứng đau không thể kiểm soát, cũng góp phần làm giảm ham muốn của người bệnh. Hiểu được điều đó, vai trò của “đối tác” là vô cùng quan trọng, cần tâm sự nhẹ nhàng, luôn sát cánh với người bệnh để tạo cảm xúc, giữ thái độ và tinh thần lạc quan, không nên có thái độ trách móc, nghi kỵ, giúp người bệnh sinh hoạt với các tư thế phù hợp, thoải mái nhất, hoặc đôi khi phải nghỉ giữa giờ.

2. Cách khắc phục.

Với người bệnh ung thư, cần tránh sinh hoạt T*nh d*c trong thời gian sau mổ, vì có thể gây chảy máu vết mổ, hoặc làm bung vết mổ, làm tăng khả năng nhiễm trùng vết mổ, nhất là sau mổ ung thư cổ tử cung, ung thư bàng quang, ung thư D**ng v*t. Người ung thư giai đoạn cuối, sức khỏe trở nên rất kém, không đủ để sinh hoạt, mặc dù cảm giác T*nh d*c vẫn còn, nên người bệnh thường có tâm lý buông xuôi cho số phận, cho nên nhu cầu được yêu thương, thường trỗi dậy hơn bao giờ hết, người bệnh muốn được chia sẻ, cảm xúc muốn được vuốt ve, âu yếm, vỗ về. Lúc này, người bạn tình cần giúp người bệnh bằng cách chia sẻ, gần gũi về thể xác lẫn tinh thần, dù biết rằng giao hợp không thể thực hiện được.

Với người bệnh lý tim mạch, sinh hoạt T*nh d*c không phải là vấn đề chống chỉ định tuyệt đối, mà sinh hoạt T*nh d*c là một gắng sức nhẹ, chẳng hạn như người bệnh có mức độ suy tim độ 1 đến độ 2, vẫn có thể thực hiện những hoạt động tốt, vì thời điểm đạt cực khoái, mức gắng sức chỉ vài chục giây. Với người bệnh có nhồi máu cơ tim, ở giai đoạn cấp, cần nghỉ ngơi tuyệt đối, ít nhất là 6 đến 8 tuần, sau khi ổn định, nếu có nhu cầu sinh hoạt, thì nên sinh hoạt nhẹ nhàng, không gắng sức, chọn lựa tư thế sao cho vợ chồng đều thoải mái, không uống rượu - bia, ăn quá no. Trong quá trình giao hợp, thấy xuất hiện cơn đau hay tức ngực, thì nên ngừng ngay giao hợp. Với người bệnh có cơn đau thắt ngực, bệnh động mạch vành, trước khi giao hợp, nên ngậm Nitroglycerine, để đề phòng cơn đau thắt ngực tái phát. Nên áp dụng tư thế ngồi hoặc nằm nghiêng giao hợp, để giảm tiêu hao năng lượng.

Với người bệnh tăng huyết áp, với tâm trương trên 100mg, hoặc huyết áp không ổn định, khi có xu hướng tăng cao, cũng không nên giao hợp, tránh giao hợp khi có triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt. Người mắc bệnh tăng huyết áp, tốt nhất nên giao hợp vào lúc sáng sớm, vì thường huyết áp thời gian này tương đối ổn định.

Người mắc bệnh suy tim sung huyết, chưa được điều trị, không nên sinh hoạt T*nh d*c. Người bị bệnh hẹp van 2 lá, nếu có triệu chứng khó thở, thì không nên sinh hoạt T*nh d*c, vì có thể gây ra rung nhĩ, ảnh hưởng thêm chức năng của tim, vân vân. Các trường hợp này sinh hoạt T*nh d*c dễ bị đột tử, trong dân gian thường gọi là thượng mã phong.

Các nhà khoa học khuyến cáo, sinh hoạt T*nh d*c phải hết sức thận trọng, đối với người bệnh có đau thắt ngực không ổn định, hay đau thắt ngực kháng trị, tăng huyết áp không được kiểm soát, suy tim độ 3 đến độ 4, nhồi máu cơ tim trong 2 tuần gần đây, rối loạn nhịp nguy cơ cao, bệnh cơ tim tắc nghẽn, bệnh hẹp van động mạch chủ, vân vân. Những đối tượng này, cũng không được dùng cùng lúc, giữa Thu*c điều trị rối loạn cương, thuộc nhóm ức chế men phosphodiesterase-5 (PDE-5) như: Sildenafil (Viagra), Tadalafil (Pycalis, Cialis), Vardenafil (Levitra), với các Thu*c trị đau thắt ngực, có nguồn gốc từ nhóm Nitrat, có tên thương mại như: Risordan, Nitrocor retard, Isomonit 60 retard, vân vân. Nếu đang sử dụng Thu*c điều trị rối loạn cương mà bị đau ngực, không nên dùng Thu*c nhóm Nitrat trong 24 giờ, đối với Sildenafil, Vardenafil và 48 giờ đối với Tadalafil, dùng với bất cứ hình thức nào như: xịt, viên uống, dán hay ngậm dưới lưỡi.

Bác sĩ chuyên khoa 1: TRẦN QUỐC LONG.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/chuyen-tham-kin-cua-benh-nhan-ung-thu-va-tim-mach-n127030.html)

Chủ đề liên quan:

tim mạch tình dục ung thư

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY