Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Có biểu hiện nhận biết cơn đau thắt ngực đe dọa nhồi máu cơ tim?

(MangYTe) - Tôi có triệu chứng đau ngực trái khi gắng sức và nổi giận. Đó có phải là cơn đau thắt ngực có thể dẫn tới nhồi máu cơ tim?

Bạn đọc Trần Nguyên P. (nam, 55 tuổi, huyện Hóc Môn, TP HCM), hỏi: Khoảng vài tháng gần đây tôi có gặp 3 cơn tim đập nhanh và cảm thấy đau khó chịu ở ngực trái, nhưng không phải nhồi máu cơ tim vì sau đó tôi khỏe lại. Nhưng tôi đọc đâu đó có nói về chứng "đau thắt ngực", không biết có phải tôi bị không? Mấy lần tôi bị đau ngực thì có 2 lần là sau khi leo cầu thang quá dài và nhanh, 1 lần khi tôi đang "nổi xung thiên". Nếu quả thật tôi bị chứng là "đau thắt ngực" thì không biết có nguy hiểm không, có gây trụy tim hay nhồi máu cơ tim không?

Bác sĩ chuyên khoa II Trương Quang Anh Vũ, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Thống Nhất, trả lời:

Theo như các triệu chứng mô tả, anh thường cảm nhận được tim đập nhanh, đau ngực trái khi gắng sức (leo cầu thanh dài và nhanh, tức giận…), giảm khi nghỉ ngơi, điều này nghĩ đến anh bị bệnh thiếu máu cơ tim.

Thiếu máu cơ tim là tình trạng cơ tim không được cung cấp đủ lượng máu nuôi cần thiết do tình trạng mảng xơ vữa làm hẹp lòng các nhánh động mạch vành (là động mạch cung cấp máu nuôi cơ tim).

Khi hoạt động gắng sức hay xúc động mạnh, tim sẽ đập nhanh, làm tăng nhu cầu máu nuôi cơ tim. Tuy nhiên động mạch vành bị hẹp do mảng xơ vữa, làm giảm lượng máu nuôi cơ tim. Vùng cơ tim bị thiếu máu nuôi biểu hiện triệu chứng đau thắt ngực khi gắng sức.

Nặng hơn, mảng xơ vữa bị bong ra hoặc huyết khối tạo lập thì sẽ làm tắc lòng các nhánh động mạch vành, vùng cơ tim không có máu nuôi sẽ hoại tử, gây bệnh cảnh nhồi máu cơ tim cấp. Nếu vùng cơ tim bị hoại tử lớn, sẽ gây choáng tim, có thể Tu vong.

Anh có thể tự đánh giá ctheo phân loại của Hiệp hội Tim mạch Canada (CCS - Canadian Cardiovascular Society). Thiếu máu cơ tim được chia thành 4 mức độ, ở mức độ càng cao thì bệnh càng nguy hiểm và càng ảnh hưởng tới đời sống của người bệnh, cụ thể:

Độ 1: Ở mức độ này thì những hoạt động thể lực bình thường sẽ không thể gây đau thắt ngực, nó chỉ xuất hiện khi người bệnh hoạt động thể lực rất mạnh.

Độ 2: Cơn đau thắt ngực xuất hiện khi người bệnh leo cầu thang >1 tầng, hoặc đi bộ dài hơn 2 dãy nhà, cần hạn chế một số ít hoạt động thể lực bình thường.

Độ 3: Đau thắt ngực khi đi bộ dài từ 1 đến 2 dãy nhà hoặc leo cao, cần hạn chế đáng kể các hoạt động thể lực thông thường.

Độ 4: Đau thắt ngực ngay cả khi làm việc nhẹ, khi gắng sức nhẹ, các hoạt động thể lực bình thường cũng có thể gây ra các cơn đau.

Anh nên đi khám chuyên khoa tim mạch sớm để được khám, làm các xét nghiệm cần thiết như đo điện tâm đồ (điện tim), siêu âm tim, siêu âm tim gắng sức, chụp MSCT động mạch, chụp động mạch vành và đặt stent động mạch vành.

Anh Thư ghi

Mạng Y Tế
Nguồn: Người lao động (https://nld.com.vn/suc-khoe/co-bieu-hien-nhan-biet-con-dau-that-nguc-de-doa-nhoi-mau-co-tim-2019110117515895.htm)

Tin cùng nội dung

  • Ho ban đêm do rất nhiều nguyên nhân: do các bệnh về đường hô hấp, bệnh tim, trào ngược dạ dày thực quản, cũng có khi là do nhiễm giun còn gọi hội chứng ho ngang.
  • Loét dạ dày là bịnh rất thường gặp, nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm vi khuẩn H.Pylori trong dạ dày và do sử dụng các Thu*c giảm đau chống viêm.
  • Thiếu máu cơ tim là tình trạng bệnh lý động mạch vành thường gặp, đặc biệt ở những người có tuổi và cao tuổi. Biểu hiện trên lâm sàng bằng cơn đau thắt ngực, nặng hơn có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim. Y học cổ truyền đề cập đến bệnh lý thiếu máu cơ tim trong các chứng bệnh như: tâm giảo thống, trấn tâm thống và hung tý với các biện pháp trị liệu khác nhau, trong đó có việc sử dụng các phương trà dược. Có thể dẫn ra một số ví dụ điển hình như sau:
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Xơ vữa động mạch (atherosclerosis) là bệnh làm động mạch của bạn trở nên cứng và hẹp đi. Thậm chí, động mạch có thể bị tắc hoàn toàn. Động mạch là những mạch máu mang máu từ tim đến những phần còn lại của cơ thể.
  • Xạ hình tưới máu cơ tim (myocardial perfusion scan) dùng một lượng nhỏ chất phóng xạ để ghi hình. Những hình ảnh này giúp cho người bác sĩ thấy được lượng máu đến nuôi cơ tim có đủ hay không.
  • Các chuyên gia tim mạch sử dụng aspirin cho các bệnh nhân bị chứng xơ vữa động mạch nhằm ngăn cản tạo cục máu đông gây ra tai biến não cũng như tim.
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY