Tiêu hóa hôm nay

Có cần diệt H.Pylori để ngừa loét dạ dày

Chắc chắn ai cũng từng trải qua kinh nghiệm đau dạ dày một lần trong cuộc đời. Xã hội càng phát triển, cuộc sống thêm phần căng thẳng thì đau dạ dày càng nhiều.
Nếu lên mạng tìm từ “đau dạ dày” thế nào cũng sẽ bắt gặp từ “vi trùng H.Pylori” đi kèm. Vậy vi trùng H.Pylori là gì? Có phải đây là nguyên nhân chính gây đau dạ dày.

Vi trùng H.Pylori được hai bác sĩ Warren và Marshall người Úc tìm ra năm 1982 và được chính thức đặt tên Helicobacter Pylori năm 1989. Việc phát hiện ra vi trùng H.Pylori đã làm thay đổi quan niệm về loét dạ dày, bởi từ trước tới nay người ta cho loét dạ dày là do acid.

Như vậy, vi trùng là một trong những tác nhân chính gây ra loét dạ dày và có thể dẫn đến ung thư dạ dày.

Tuy nhiên, trong cuộc sống còn muôn vàn yếu tố khác ảnh hưởng đến dạ dày. Vệ sinh ăn uống, cuộc sống căng thẳng, một chầu nhậu quá độ… đều có thể làm cho dạ dày bạn lên tiếng.

Một điều bất ngờ được đăng trên tạp chí y khoa New England Journal of Medicine nổi tiếng của Mỹ cho thấy việc điều trị vi trùng H.Pylori ở những người đau dạ dày mà không có loét dạ dày khi nội soi chẳng mang lại lợi ích gì, bệnh nhân vẫn còn đau dạ dày dù đã diệt hết vi trùng H.Pylori.

Như vậy, vấn đề quan trọng nhất của việc điều trị dạ dày chính là một chế độ sinh hoạt khoa học, giảm stress, tăng cường tập thể dục và vệ sinh ăn uống.

Nhiều người bị ám ảnh bởi quan niệm phòng bệnh hơn chữa bệnh, họ nghe nói vi trùng H.Pylori gây ung thư da dày nên khi khám sức khỏe tổng quát cố gắng tìm cho ra mình có bị nhiễm H.Pylori hay không. Từ đó sa vào việc điều trị, dùng kháng sinh thật mạnh, thậm chí dùng cả tháng trời để diệt cho bằng được con vi trùng nguy hiểm này.

Cách đơn giản thường được sử dụng để tìm H.Pylori là thử máu, nhưng cách này chỉ cho biết bạn đã từng tiếp xúc với vi trùng H.Pylori qua việc tìm kháng thể. Để xác định vi trùng còn hoạt động trong dạ dày, cần nội soi dạ dày, làm CLO test hoặc làm test thổi bong bong để thử vi trùng.

Tuy nhiên, cũng không nên bận tâm nhiều đền vi trùng khi mình không có triệu chúng đau dạ dày, vì không có một khuyến cáo nào của các tổ chức y khoa trên thế giới đề nghị khám tổng quát ở người bình thường để tìm và diệt vi trùng H.Pylori, nhằm phòng ngừa ung thư dạ dày.

Đau dạ dày gần như là một bệnh xã hội, căng thẳng trong công việc cũng đau dạ dày, một số người chờ đợi, lo lắng một việc gì đó cũng sẽ bị đau dạ dày. Để phân biệt đau dạ dày bệnh lý và đau dạ dày cơ năng, có nghĩa không phải do bị loét dạ dày, các bác sĩ thường đi tìm các triệu chứng báo động trong dau dạ dày.

Khi bạn có các triệu chúng báo động như sụt cân, thiều máu, nôn mửa sau khi ăn, tiêu phân đen nhiều lần trong ngày, trên 40 tuổi có đau dạ dày kéo dài trên hai tuần…thì không nên xem thường, cần sớm đi gặp bác sĩ. Các triệu chứng này là chỉ định bạn cần được soi dạ dày.

Khi soi dạ dày, nếu có loét và có vi trùng H.Pylori. Việc diệt H.Pylori trong các trường hợp loét dạ dày, viêm dạ dày mãn tính đã được chứng minh là giúp ngăn ngừa loét dạ dày tái phát, ngừa ung thư dạ dày.

Một điều khó xử cho bác sĩ hiện nay là có nhiều người điều trị H.Pylori do quan điểm sai lầm nêu trên, nên khi thật sự cần điều trị thì vi trùng lại kháng Thu*c. Lúc này, bác sĩ phải phối hợp nhiều kháng sinh, dùng liều cao, thời gian kéo dài (thường là hai tuần).

Khi điều trị H.Pylori, bạn phải tuân thủ phác đồ điều trị, và sau khi điều trị cần kiểm tra đề xác định đã hết vi trùng. Một sai lầm thường gặp khi thử lại vi trùng sau điều trị là người bệnh không ngưng Thu*c đúng theo yêu cầu.

Tất cả các xét nghiệm thử vi trùng đều yêu cầu phải ngưng dùng kháng sinh trước bốn tuần, Thu*c ức chế acid trước hai tuần. Một sai lầm khác, nhất là ở những cơ sở không có nội soi hoặc xét nghiệm thử vi trùng bằng hơi thở, là kiểm tra lại vi trùng sau khi điều trị bằng xét nghiêm máu. Nếu xét nghiệm máu trong thời gian này sẽ cho kết quả dương tính cho dù bệnh nhân đã hết hay còn vi trùng vì đó là kháng thể của cơ thể chống lại vi trùng, không phải là vi trùng.

Việc phát hiện ra vi trùng H.Pylori là một thành tựu của khoa học trong việc điều trị loét dạ dày. Nếu không sử dụng kháng sinh quá dễ dàng, điều trị vi trùng khi không cần thiết và khi điều trị phải kiểm tra lại đề bảo đảm đã diệt được vi trùng, tránh trường hợp kháng Thu*c tràn lan trong cộng đồng, là bạn đã giúp khoa học thành công hơn trong việc điều trị bệnh loét dạ dày.

Mangyte.vn
Theo BS Nguyễn Vĩnh Tường - Thời báo kinh tế Sài Gòn
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-co-can-diet-h-pylori-de-ngua-loet-da-day-1554.html)

Chủ đề liên quan:

dạ dày h.pylori loét dạ dày

Tin cùng nội dung

  • Mangyte cho em hỏi, chi phí nội soi ở cổ và dạ dày là bao nhiêu tiền ạ? Cảm ơn Mangyte. (Đình Phi - quận 12, TPHCM)
  • Xin chào Mangyte, Tôi đang tìm hiểu về phẫu thuật cắt bỏ dạ dày để giảm béo. Nhưng tôi không biết bệnh viện nào uy tín ở TPHCM có tiến hành loại phẫu thuật này? Tôi mong tìm được bệnh viện và bác sĩ giỏi. Xin bác sĩ vui lòng chỉ giúp dùm tôi. Cám ơn Mangyte! (Tâm - Q. Phú Nhuận)
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • Loét dạ dày thường do nhiễm vi khuẩn H. pylori. Một đợt điều trị 4-8 tuần với Thu*c ức chế acid cho phép chữa lành ổ loét. Thêm vào đó 1 tuần điều trị với 2 loại Thu*c kháng sinh kèm 1 loại Thu*c ức chế tiết acid để diệt trừ hoàn toàn H.pylori.
  • Nội soi dạ dày (gastroscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong ống tiêu hóa trên của bạn (bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng).
  • Bài viết bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách sơ cứu và lời khuyên đối với bệnh viêm dạ dày ruột.
  • Ung thư dạ dày là sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong niêm mạc và thành dạ dày.
  • Năm cách sống cho một dạ dày khỏe mạnh. Những vấn đề về tiêu hóa và cảm giác khó chịu về dạ dày có thể được ngăn ngừa, giảm thiểu và thậm chí là xua tan bằng những thay đổi phong cách sống rất đơn giản.
  • Củ ấu là loại thực vật thủy sinh sống dưới nước, mọc trong ao đầm, thân ngắn có lông, củ có hai sừng. Trong củ chứa một hạt ăn được, có vị ngọt mát, bùi, giàu dinh dưỡng. Củ ấu có 4 loại là ấu đỏ, ấu 2 sừng, ấu 3 sừng và ấu 4 sừng.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY