Trẻ em hôm nay

Chăm sóc trẻ em

Có nên hút mũi cho trẻ sơ sinh không và hướng dẫn cách hút mũi an toàn, đúng chuẩn

Trẻ sơ sinh gặp các vấn đề về hô hấp gây cản trở đường thở và giải pháp dành cho các mẹ là hút mũi. Tuy nhiên, có nên hút mũi cho trẻ sơ sinh không, trẻ ở độ tuổi nào mới nên hút mũi và cách hút mũi đúng chuẩn để không ảnh hưởng tới hệ hô hấp của bé là những điều mà cha mẹ cần nắm vững.

Có nên hút mũi cho trẻ sơ sinh không?

Trẻ sơ sinh sức đề kháng còn rất non nớt và chưa hoàn thiện nên rất dễ mắc các bệnh lý về đường hô hấp. Khi thay đổi thời tiết, khi bé bị ho, cảm cúm, viêm phổi, viêm phế quản… đều có thể dẫn đến tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi, chảy nước mũi. Cha mẹ rất lo lắng về tình trạng nghẹt mũi của bé nhưng cũng lo lắng không biết có nên hút mũi cho bé không vì sợ ảnh hưởng không tốt cho bé.

Các chứng bệnh đường hô hấp đa phần đều có sự xuất hiện của đờm. Đờm có thể ở vị trí cuống phổi, ở xoang mũi, khoang miệng, phế quản,… gây ra tắc nghẽn và cản trở đường thở khiến bé khò khè, khụt khịt, khó thở. Trong khi trẻ sơ sinh chưa biết xì mũi để tự đẩy đờm, chất nhầy ra ngoài nên tình trạng nghẹt mũi không tự thuyên giảm nếu mẹ không có biện pháp can thiệp. Vậy cha mẹ có nên hút mũi cho trẻ sơ sinh không? Câu trả lời là có.

Đa số là tình trạng đờm, nghẹt mũi không quá nguy hiểm tuy nhiên có nhiều bé nếu để đờm quá đặc, quá nhiều khiến lượng không khí lưu thông vào trong phế nang khiến trẻ bị rơi vào tình trạng suy hô hấp, thậm chí có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của bé. Lúc này, việc hút mũi là cần thiết để giúp lấy các dịch đờm ra khỏi hệ thống mũi miệng của bé, giúp đường thở thông thoáng, giúp bé hô hấp tự nhiên, đều đặn, bé thoải mái và dễ chịu hơn.

Trong những trường hợp sau đây cha mẹ nên hút mũi cho trẻ sơ sinh:

- Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, bị khò khè, khó thở, không tự xì mũi, khạc nhổ đờm

- Trẻ đang gặp các vấn đề về đường hô hấp, khó khăn khi thở và ăn, bú, trẻ ngạt mũi, quấy khóc

- Trẻ ho, có đờm xanh, mũi có đờm đặc khó lấy ra

- Trẻ sốt cao, có biểu hiện khó thở cần được lấy đờm ra gấp

- Hút mũi khi có sự chỉ định của bác sĩ

Hướng dẫn hút mũi đúng cách cho trẻ sơ sinh

Trong bệnh viện, các bác sĩ y tế thường sử dụng các máy hút để hút đờm trong trường hợp bé bị viêm phổi, viêm tiểu phế quản… Áp lực của máy thường lớn, lực hút mạnh nên cần những nhân viên y tế có chuyên môn sử dụng thì mới không gây ra tình trạng tổn thương, xuất huyết niêm mạc mũi, họng của bé.

Các trường hợp bé được điều trị tại nhà với tình trạng không quá nặng có thể sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như: dụng cụ chữ U, bóng hút mũi, hút mũi dạng dây, máy hút mũi chạy bằng điện hoặc pin, máy hút mũi dạng ống bơm…Việc hút mũi phải được thực hiện đúng cách và có sự chỉ dẫn của bác sĩ điều trị.

Sau đây là hướng dẫn các bước để hút mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách, an toàn:

Bước 1: Khử trùng dụng cụ hút mũi

Tùy vào loại dụng cụ mà bạn đang có bạn có thể hút mũi cho trẻ bằng loại nào cũng được. Miễn là dụng cụ đó phải được làm từ nguyên liệu an toàn cho bé và được khử trùng sạch sẽ. Sau khi rửa sạch với nước sạch và xà phòng, nước rửa chuyên dụng thì xả lại nhiều lần. Sau đó tráng lại bằng nước sôi rồi để khô ráo mới đem sử dụng. Chú ý nguyên liệu của dụng cụ hút mũi chịu được nhiệt độ cao, an toàn.

Bước 2: Làm ẩm mũi, làm loãng dịch nhầy

Đặt bé nằm trên một chiếc gối cao vừa phải, đặt bé nằm hơi nghiêng hút mũi dễ hơn. Đầu tiên bạn dùng nước muối S*nh l* 0,9% nhỏ vào mũi trẻ từ 2-3 giọt. Cố gắng giữ nước muối trong mũi bé ít nhất từ 10s. Sau đó chờ khoảng 1-2 phút để cho mũi của bé ẩm, giúp tránh được tổn thương các niêm mạc mũi khi hút mũi. Việc này cũng giúp các dịch nhầy, đờm trong mũi bé được lỏng hơn và loãng ra sẽ dễ dàng được hút ra hơn.

Bước 3: Thực hiện hút mũi

Nếu sử dụng ống bơm, ống hút:

Bóp ống bơm để đẩy hết không khí ra ngoài rồi đặt ống bơm ở mũi bé sao cho ống bơm bịt kín lỗ mũi. Nhẹ nhàng thả tay cầm ra để tạo lực hút, hút chất nhầy trong mũi bé ra ngoài. Bóp và đẩy dịch nhầy vừa hút được vào bông hoặc giấy vệ sinh.

Sau khi hút xong một mũi thì rửa sạch ống hút và lặp lại tương tự với mũi còn lại. Sau 10 phút khi hút xong mà bé vẫn khò khè khó thở thì bạn hãy lặp lại quá trình hút mũi 1-2 lần nữa cho đến khi mũi sạch (nước mũi hút ra đã trong).  

Lưu ý không nên đưa ống hút vào quá sâu dễ gây tổn thương niêm mạc mũi của bé nhiều. Nếu bé khóc dữ dội và chống đối thì bạn có thể tạm dừng hành động hút mũi lại và dỗ bé. Khoảng 5-10 phút sau mới thử lại.

Nếu sử dụng dụng cụ hút mũi hình chữ U:

Để đầu vòi lớn vào trong mũi bé, đầu nhỏ hơn được nối với ống trụ dài dùng để chứa dịch mũi sau khi hút ra.

Bạn cho đầu còn lại của dụng cụ lên miệng vào thực hiện thao tác hút. Số lượng dịch mũi được lấy ra tùy vào lực hút của bạn. Bạn không phải lo lắng dịch mũi của bé sẽ rơi vào miệng mình vì nó đã được thiết kế đặc biệt.

Thực hiện cho đến khi hút hết dịch trong mũi bé. Sau khi hút sạch một mũi thì rửa đầu vòi và thực hiện với bên mũi còn lại. Sau khi hút xong thì cần vệ sinh mũi cho bé bằng nước muối S*nh l*.

Một số lưu lý khi hút mũi cho trẻ sơ sinh

Như vậy, cha mẹ đã biết có nên hút mũi cho trẻ sơ sinh không và các bước hút mũi đúng chuẩn để đảm bảo hút mũi cho bé sạch, mũi bé không bị tổn thương. Tuy nhiên thực hiện hút mũi cho trẻ sơ sinh cha mẹ cần tuân thủ đầy đủ những nguyên tắc sau đây:

- Tham khảo ý khiến bác sĩ trước khi quyết định có được hút mũi cho trẻ sơ sinh không. Nếu chưa thực sự cần thiết, mẹ chỉ nên nhỏ Thu*c mũi cho bé.

- Cha mẹ trước khi thực hiện hút mũi cho trẻ sơ sinh phải vệ sinh sạch tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc dung dịch sát trùng.

- Khi thực hiện các thao tác vệ sinh mũi và hút mũi cho bé cần làm thật nhẹ nhàng, cẩn thận. Đặc biệt là khi hút mũi cho trẻ bằng ống bơm cần rất chú ý vì ống bơm có thể làm tổn thương các niêm mạc của mũi gây chảy máu, sưng, viêm mũi dẫn đến làm tăng nặng tình trạng khó thở ở trẻ.

- Không nên lạm dụng việc hút mũi, không thực hiện việc hút mũi quá 2 - 3 lần/ngày. Hút mũi nhiều sẽ làm mỏng thành mũi, tạo những tổn thương không đáng có ở cấu trúc mũi cho trẻ. Nên tiến hành hút mũi cho trẻ trước khi ăn để tránh trẻ khóc gây nôn trớ và thực hiện khi trẻ còn thức để nắm được phản ứng của trẻ.

-Sau khi hút đờm rãi cho trẻ xong cần vệ sinh lại mũi, miệng và họng của trẻ bằng nước muối S*nh l* 0,9% để đảm bảo sạch sẽ. Tuy nhiên không được nhỏ nước muối quá 4 lần/ngày, nếu nhỏ quá nhiều có thể dẫn tới tình trạng khó thở nghiêm trọng hơn.

- Nếu trong quá trình hút mũi bé có hiện tượng bị hắt hơi thì các mẹ không nên quá lo lắng vì phản xạ hắt hơi cũng có thể hỗ trợ một phần để đẩy đờm rãi ra ngoài. Trường hợp trẻ bị phản ứng mạnh, khóc dữ dội thì nên dừng việc hút mũi lại và thử lại trong một vài tiếng sau đó.

- Khi bé ốm nên cho bé uống đủ nước, tăng cường bú mẹ

- Sau mỗi lần hút mũi cho trẻ cần vệ sinh, khử trùng, làm sạch tất cả các bộ phận của ống hút hay các dụng cụ hút mũi bằng xà phòng và nước ấm hoặc có dung dịch sát khuẩn.

- Nếu bạn hút mũi cho bé trong 3 ngày, mỗi ngày từ 1-2 lần mà tình trạng nghẹt mũi, khó thở của bé không đỡ thì nên cho bé đi khám bác sĩ chuyên khoa.

Như vậy, các bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi có nên hút mũi cho trẻ sơ sinh không và cách hút mũi an toàn cho bé. Mẹ hãy theo dõi chặt chẽ tình trạng của trẻ để quyết định hút mũi cho trẻ. Khi thực hiện nhớ làm đúng các thao tác, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ và an toàn cho trẻ. Tránh những tác dụng ngược không mong muốn có thể xảy ra.

Minh Trang | Theo Phụ nữ sức khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/cham-soc-con-114/co-nen-hut-mui-cho-tre-so-sinh-khong-va-huong-dan-cach-hut-mui-an-toan-dung-chuan-349968)

Tin cùng nội dung

  • Dưỡng chất cần thiết cho trẻ em ung thư như chất đạm, đường (carbohydrate), chất béo, nước, vitamin và khoáng chất. Chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn hiểu rõ nhu cầu đặc biệt của con bạn và lên kế hoạch ăn uống cụ thể.
  • Điều trị ung thư và chính bản thân bệnh ung thư có thể làm con bạn thay đổi về hương vị và mùi vị,sẽ ảnh hưởng đến sự thèm ăn của trẻ.
  • Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi quy định rõ về xử lý những người hành nghề trái phép và Ph* thai cho trẻ vị thành niên.
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Thú nuôi yêu quý chúng ta một cách vô điều kiện. Chúng mang đến những điều tuyệt diệu – về tinh thần lẫn thể chất. Chăm sóc thú cưng làm cho cuộc sống chúng ta trở nên thêm giá trị, bớt cô đơn, thậm chí làm giảm nhịp tim và huyết áp cho một số người.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY