Ngoại Thần kinh hôm nay

Khoa Ngoại thần kinh còn gọi là khoa phẫu thuật thần kinh, giữ chức năng điều trị các bệnh lý liên quan đến yếu tố thần kinh bằng các phương pháp ngoại khoa, bao gồm phẫu thuật nội soi, vi phẫu thuật, can thiệp nội mạch, phẫu thuật tạo hình, mổ và cấy ghép. Các bệnh lý thường gặp của khoa Ngoại thần kinh như: u não, não úng thủy, thoát vị đĩa đệm, bệnh lý về chấn thương sọ não, đau dây thần kinh, dị dạng động tĩnh mạch, lún cột sống, ghép xương điều trị lao cột sống, dị dạng mạch máu não, khuyết sọ, túi phình mạch máu não, u dây thần kinh ngoại biên,...

Có phải đau thần kinh liên sườn?

Năm nay cháu 15 tuổi, cháu có bị T*i n*n giao thông cách đây 4 tháng, nhưng 2 tháng trở lại đây cháu hay bị tức ngực; nói, cười, thở mạnh cũng nhói ở tim và hay đau mỏi lưng.
Năm nay cháu 15 tuổi, cháu có bị T*i n*n giao thông cách đây 4 tháng, nhưng 2 tháng trở lại đây cháu hay bị tức ngực; nói, cười, thở mạnh cũng nhói ở tim và hay đau mỏi lưng. Cho cháu hỏi có phải cháu bị đau dây thần kinh liên sườn không ạ.

Ngô Thị Yến Thanh (ts2c220@gmail.com)

Trong thư bạn nói bị T*i n*n giao thông nhưng không rõ bị như thế nào, có chấn thương vùng ngực hay lưng, mạn sườn ở mức độ nào nên cũng khó biết là tức ngực hay đau lưng, mỏi lưng đó có phải do thần kinh liên sườn. Sau đây là một số biểu hiện của bệnh đau thần kinh liên sườn để bạn liên hệ. đau thần kinh liên sườn bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân. Có hai loại đau dây thần kinh liên sườn là nguyên phát và thứ phát. Đau dây thần kinh liên sườn có thể do lạnh hoặc do vận động sai tư thế; do nhiễm khuẩn, hay gặp nhất là đau dây thần kinh liên sườn do zona... Khi bị đau nguyên phát, người bệnh có cảm giác đau liên tục một bên lưng, dần dần lan theo hướng chéo xuống dưới và ra trước tùy theo khu trú ở đoạn cột sống lưng trên hay dưới. Điểm đau rất rõ khi ấn vào những điểm lộ ra của những sợi thần kinh liên sườn, cạnh cột sống, đường giữa nách. Đối với đau thứ phát, bệnh nhân thường bị đau do bệnh lý đĩa đệm cột sống ngực, lao cột sống do tổn thương phổi - màng phổi hoặc đau quặn gan cần được chẩn đoán phân biệt. Người bệnh cảm thấy đau ở bả vai với sống lưng, có thể đau một hoặc cả hai bên, đau âm ỉ cả ngày và đêm khi hít thở sâu, ho, hắt hơi hoặc thay đổi tư thế. Những cơn đau này có thể kéo dài hoặc từng đợt dọc theo dây thần kinh liên sườn. Khi các cơn đau này tăng dần khiến ta nhầm tưởng với các cơn đau thắt ngực thông thường hay các triệu chứng bệnh tim và phổi. Việc điều trị đau dây thần kinh liên sườn cơ bản phải tìm được nguyên nhân gây ra bệnh. Trên cơ sở đó, người bệnh sẽ được bác sĩ điều trị theo nguyên nhân đã được xác định và xử trí theo hướng của viêm rễ thần kinh. Nếu là đau dây thần kinh liên sườn, có thể dùng Thu*c giảm đau paracetamol, diclofenac, Thu*c chống viêm không steroide, vitamin 3B liều cao... Tốt nhất bạn nên đi khám chuyên khoa nội thần kinh để xác định nguyên nhân và điều trị sớm.

BS. Đinh Thị Thanh

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-co-phai-dau-than-kinh-lien-suon-9838.html)

Tin cùng nội dung

  • Sự căng thẳng do bị áp lực trong cuộc sống nếu không được giải tỏa nhất là đối với những người làm việc với cường độ cao, học sinh bị áp lực thi cử kéo dài có thể trở thành stress mạn tính dẫn suy nhược thần kinh, ... Để giảm bớt căng thẳng có thể áp dụng các động tác xoa bóp bấm huyệt sau đây.
  • Bệnh teo thần kinh thị là do sợi thần kinh thị giác (TKTG) ở người bệnh vì nguyên nhân nào đó mà phát sinh biến chứng làm ảnh hưởng đến công năng truyền dẫn các xung động của nó về trung ương thần kinh, làm cho người bệnh có thị lực giảm đi rõ rệt hoặc mất hẳn.
  • Nhiễm ấu trùng sán dải heo hệ thần kinh trung ương (hay còn gọi là nhiễm ấu trùng sán lợn hệ thần kinh trung ương – Neurocysticercosis) là bệnh ký sinh trùng phổ biến nhất của hệ thần kinh và là nguyên nhân chính của bệnh động kinh ở các nước đang phát triển. Đây cũng là một vấn đề trong các nước công nghiệp vì sự nhập cư của những người lành mang trùng từ các vùng dịch tễ.
  • Đau dây thần kinh là sự đau đớn do dây thần kinh gây ra. Khi bị đau dây thần kinh sinh ba, bạn thường thấy đau sắc bén như dao đâm, điện chích đột ngột ở xung quanh má hay vùng hàm hoặc cả hai.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
  • Sứa và các món ăn từ sứa như canh sứa, nộm sứa rất quen thuộc trong sổ tay ẩm thực của những người sành ăn. nhưng tác dụng chữa bệnh của con sứa thì nhiều người còn chưa biết.
  • Kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên là phương pháp xác định thời điểm có thể quan hệ T*nh d*c mà không thể có thai
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY