Tâm hồn con trẻ như một tờ giấy trắng. Đôi khi những câu người lớn vô tình nói nhưng có thể ám ảnh suốt tuổi thơ của con.
Anh Lý (28 tuổi, Trung Quốc) phải tìm đến bác sĩ tâm lý vì bị những ám ảnh từ nhỏ nên ngại giao tiếp với người khác. Chỉ cần có người lớn tiếng, anh sẽ sợ hãi, tức ngực và khó thở.
Khi thấy con bị chê bai, cha mẹ nên xử lý khéo lé để bảo vệ trẻ. Ảnh: kknews
Được biết, bố anh Lý có người bạn thân nhưng không hiểu sao rất khó tính với anh. Khi mọi người đi chơi cùng nhau, chỉ cần anh Lý ồn ào sẽ bị người bạn này của bố mắng. Những lúc như vậy, bố mẹ anh chứng kiến rồi luôn im lặng. Sau này, anh Lý luôn cố gắng học giỏi, ngoan ngoãn trước mặt ông chú đó nhưng ông ta vẫn có đủ lý do để bắt lỗi, có lần còn chê bai anh trước đám đông khiến mọi người xung quanh nhìn anh với vẻ khinh thường.
Anh đã tìm sự giúp đỡ từ phía bố mẹ nhưng họ tiếp tục không lên tiếng, thậm chí còn phớt lờ do cảm thấy mất mặt, đồng tình rằng con đã làm sai. Điều này thực sự đưa anh Lý vào tình thế bế tắc, tổn thương. Kết quả hình thành nên con người anh hiện tại: tự ti, sợ sệt, ám ảnh ánh mắt dò xét của người khác.
Từ đó mới thấy, cách cha mẹ cư xử trước lời chê bai con từ người khác sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và sự phát triển sau này của con.
Cha mẹ không nên chỉ trích trẻ nới đông người. Ảnh Brightside
Khi trẻ thực sự có lỗi, người làm cha mẹ cũng nên xem xét lại bản thân. nếu con có hành động quấy phá người khác thì cha mẹ nên chủ động thay mặt con xin lỗi. điều này có thể làm giảm sự tức giận của người khác và khiến họ cảm nhận được sự chân thành.
Ngoài ra, hành động này con giúp trẻ thoát khỏi vòng vây, dù con sai nhưng là cha mẹ, chúng ta phải bảo vệ lòng tự trọng của con. Bởi bị chỉ trích ở nơi công cộng là rất nguy hiểm với tâm lý của con. Hơn nữa, việc này có thể khiến lòng tự trọng của con tổn hại một cách sâu sắc, khiến con xấu hổ về bản thân, cảm giác không được thương yêu và tôn trọng.
Vì thế, sau khi về nhà, cha mẹ có thể dạy dỗ con lại, điều này không chỉ bảo vệ lòng tự trọng của con mà còn giúp con dễ dàng tiếp nhận sự dạy dỗ hơn.
Khi thấy con mình không có lỗi, mẹ nên bảo vệ trẻ đến cùng. Ảnh Leonid Khan
Thành thực mà nói, các mẹ thường muốn con nói lời xin lỗi bất luận là thế nào, kể cả việc con làm không liên quan gì tới cảm xúc hay suy nghĩ của con… việc ép trẻ xin lỗi thể hiện rằng cha mẹ không quan tâm đến chuyện gì đã xảy ra, vì sao bé hành động như vậy, mà chỉ đơn giản: ai khóc to hơn thì đối phương sẽ phải nói lời xin lỗi.
Ví dụ như con chơi với bạn, giành nhau một đồ chơi ở khu vui chơi chung, đứa trẻ kia giành không lại sẽ bật khóc. bố mẹ bé đến chỉ trích con bắt nạt, lúc này cha mẹ nên đứng về phía con, cho họ biết họ không nên chỉ trích con như thế. rõ ràng hai đứa cùng giành nhau đồ chơi chung, việc trẻ con không có được thứ mình muốn mà khóc là lẽ đương nhiên, sao lại quy chụp tội bắt nạt lên đứa trẻ còn lại?
Rơi vào trường hợp này, cha mẹ đừng vội xoa dịu nhà bên kia mà đổ lỗi cho con mình, bắt con nhường đồ chơi ra, vì sẽ làm tổn thương con. Những lúc này, cha mẹ nên bảo vệ con đến cùng. Đây là cách cha mẹ bảo vệ lòng tự trọng, cho con niềm tin và sự an toàn để phát triển.
Liên tiếp các vụ trẻ bỏng nước sôi và những cách sơ cứu sai lầm của bố mẹ
Có nhiều tác nhân gây bỏng, thường gặp ở trẻ em là bỏng do nước sôi, ngoài ra có thể là dầu mỡ sôi, lửa hoặc điện, hóa chất và nhìn chung, tổn thương bỏng rất đa dạng, nặng nề.
Con trai 2 tuổi chảy máu cam, mẹ làm 1 hành động sai lầm khiến con Tu vong
Trong trường hợp chảy máu mũi do chấn thương, nếu làm hành động này, ngoài việc gây tắc đường thở còn có thể dẫn tới nhiễm trùng nội sọ.
Nhật Hạ (T/h)
Chủ đề liên quan:
cách dạy con cách dạy con ngoan cách dạy trẻ sai lầm cha mẹ dạy trẻ xin lỗi la mắng trẻ