Người Việt Nam cũng hay viện câu : “Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo”, để phủ đầu khi bị chất vấn vì nghèo còn đẻ
Người Việt Nam cũng hay viện câu : “Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo”, để phủ đầu khi bị chất vấn vì nghèo còn đẻ.
Việt Nam có câu: “Trời sinh voi, trời sinh cỏ”. Đó là lí do nhân dân thoái mái đẻ, nước Việt Nam đang quá tải về tất cả, tài nguyên đã cạn kiệt, những thứ đào lên bán được đang được đào hết công suất, và có vẻ như không lãi nhiều lắm thậm chí có thứ đào lên bán vẫn lỗ.
Dù Chính phủ tuyên truyền về sinh đẻ có kế hoạch nhưng với quan niệm “Trời sinh voi sinh cỏ”, những người nghèo vẫn đẻ tràn lan, họ đẻ do nổi hứng sau chầu rượu Thu*c hay sau 1 bữa giỗ hay lễ lạt mà không biết cách Tr*nh th*i.
Và khi có thai, họ tặc lưỡi và nói câu “Trời sinh voi sinh cỏ”.Có cặp vợ chồng nghèo tặc lưỡi như vậy đến cả chục lần. Y tế đã quá tải lại càng thêm quá tải.
"Nông dân thu nhập một tháng 2 triệu đẻ đầy ra" hay "thiếu gì con nhà nghèo vẫn học tốt, nên người" đó là lối tư duy ngụy biện và vô trách nhiệm.
Tôi biết nhiều nông dân thu nhập một tháng chỉ 1 đến 2 triệu, nhưng vẫn không những đẻ, mà còn đẻ đến bốn đến năm đứa con, như một nỗ lực chứng minh chân lý vĩnh hằng "trời sinh voi sinh cỏ".
Đẻ ra trẻ con là một chuyện, nhưng vấn đề là đứa trẻ sau khi được đẻ ra đó nó lớn lên như thế nào?
Tôi cũng biết có nhiều đứa trẻ tuy nhà nghèo nhưng học rất giỏi, nhưng đó đều là những cá biệt rất nhỏ, hay nói cách khác là hoàn toàn "hên xui", vì phần đông trẻ con nhà nghèo thường ít học, ra đời sớm, thu nhập thấp vì thiếu kiến thức và yếu trình độ, rất có thể một số không nhỏ trong số đó trở thành gánh nặng cho xã hội và thậm chí phạm tội, và những đứa con của những đứa trẻ này cứ thế cứ thế tiếp diễn mãi vòng lặp nghiệp chướng lẩn quẩn không lối thoát của cha ông chúng, tất cả cũng chỉ vì quan niệm "tao cứ đẻ, còn mày thành người ra sao kệ mày".
Đẻ cũng là một cách hay để được liệt vào diện hộ nghèo, tôi biết nhiều bậc
cha mẹ ở một vùng rất nghèo sống bằng trợ cấp, họ rất lười lao động và làm vật vờ, cứ có tiền là mua rượu uống, cái họ sợ nhất là phải thoát nghèo, họ lo mất tiền hỗ trợ và phải nộp thuế.
Trong một vài chương trình hỗ trợ của nhà nước Việt Nam như 135 hay 167, người nghèo được hỗ trợ xây nhà, miễn tiền khám bệnh và miễn tiền học, được vay với lãi suất thấp, hỗ trợ cây trồng vật nuôi, nhưng tôi đã đọc một số hộ nghèo ở một vùng , khi được hỗ trợ bò trong 1 chương trình xóa đói, họ bán luôn, để lại được luẩn quẩn trong diện hộ nghèo.
Và đẻ khỏe là một cách không tồi để được liệt hạng nghèo. Người Việt Nam cũng hay viện câu : “Con không chê
cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo”, để phủ đầu khi bị chất vấn vì nghèo còn đẻ, nhưng thực ra, đó là câu hoàn toàn bị dịch sai nghĩa từ một câu câu hết sức nhân văn. Dịch từ nguyên văn tiếng Hán: “ Tử bất hiềm mẫu xú, cẩu bất hiềm gia bần”.
Từ “Xú” ở đây chỉ mang nghĩa là xấu xí, chỉ vóc dáng, khuôn mặt, chứ hoàn toàn không phải là từ “Khó” nghĩa là “Nghèo”.
Vậy câu dịch đúng sang tiếng Việt là: “ con không chê mẹ xấu (chỉ tướng mạo), chó không chê nhà nghèo”.
Có lẽ khi dịch từ “Xú” là xấu xí thành từ “Khó” là nghèo khổ, người dịch muốn lấy vần với từ “Chó” ở vế sau.
Là con, tất nhiên ai dám chê nhan sắc của mẹ. Dù người mẹ có xấu xí thế nào, thì vẫn là mẹ. Nhưng hoàn toàn không phải vấn đề giàu nghèo.
Đẻ con ra mà vô trách nhiệm, để con cái thất học, trộm cắp, bán vé số hay thậm chí ăn mày, phải thèm thuồng 1 bữa ngon hay quần áo đẹp từ bạn đồng trang, thì
cha mẹ đứa trẻ là người có lỗi nhiều nhất. Và bản thân đứa trẻ, hoàn toàn có quyền chất vấn
cha mẹ vì tội dám đẻ nó ra mà để nó khổ hơn chúng bạn nhiều lần.
Làm ơn, trước khi cho ra đời một sinh linh trên thế gian này, hãy đảm bảo các anh chị đã sẵn sàng, không chỉ bằng nói suông mà còn cả vật chất.
Khi nào các anh chị có thể đảm bảo rằng sau khi con cái anh chị được học ở trường ngôi trường tốt nhất, mặc những bộ đồ đẹp nhất và ăn uống đủ dưỡng chất và hợp khẩu vị nhất, thì bản thân các anh chị vẫn còn đủ điều kiện để hưởng lạc cho bản thân, chứ không phải bóp mồm bóp miệng nuôi con.
Và tôi không tin câu “Trời sinh voi, trời sinh cỏ”. …Nếu trời có sinh cỏ thật thì cũng khó mà đủ cho một đất nước nhỏ hẹp cạn kiệt tài nguyên với số dân sắp cán mức 100 triệu người.
Nguyễn Quảng