Dinh dưỡng hôm nay

Cơn đau quặn mật là gì?

Cơn đau quặn mật là cơn đau liên quan đến túi mật. Các vấn đề chính của túi mật gây ra cơn đau quặn mật là đau bụng mật, viêm túi mật, sỏi mật, viêm tụy và viêm đường mật hướng thượng.
Cơn đau quặn mật là gì?

Cơn đau quặn mật là cơn đau liên quan đến túi mật. Các vấn đề chính của túi mật gây ra cơn đau quặn mật là đau bụng mật, viêm túi mật, sỏi mật, viêm tụy và viêm đường mật hướng thượng.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng cơn đau quặn mật là gì?

Các biểu hiện cơn đau quặn mật rất khác nhau và có thể bị kích hoạt do một số loại thực phẩm nhất định. Cơn đau có thể liên tục, không thay đổi ở bụng, lan ra phía sau, từ nhẹ đến nặng tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản.

Cơn đau quặn mật có thể thay đổi hoặc được cảm nhận khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân. Nhiều người bị sỏi mật không bao giờ bị đau. Tuy nhiên, một vài loại khác của cơn đau quặn mật giúp bác sĩ chẩn đoán.

    Đau bụng mật (tắc nghẽn ống mật không liên tục): đau đột ngột và tăng nhanh (đau hoặc tức nặng) ở vùng bụng trên bên phải hoặc vùng thượng vị; một số người có cơn đau lan tới vai phải (hoặc đau lưng ở chỏm xương bả vai) và/hoặc gây buồn nôn và ói mửa. Cơn đau thường giảm trong khoảng 1 đến 5 giờ mặc dù cơn đau nhẹ có thể kéo dài khoảng một ngày.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương pháp thích hợp nhất.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây cơn đau quặn mật?

Các nguyên nhân chính gây ra cơn đau quặn mật là đau bụng mật, viêm túi mật, sỏi mật, viêm tụy và viêm đường mật hướng thượng. Có hai nguyên nhân chính gây đau hoặc bắt nguồn từ túi mật hay liên quan trực tiếp đến túi mật, bao gồm:

    Sỏi mật gây tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn bất kỳ ống dẫn mật nào

Sỏi mật thường hình thành trong túi mật, nhưng cũng có thể hình thành trong bất kỳ ống dẫn nào. Khi túi mật co bóp (bởi cơ), mật thường đi qua các ống dẫn vào đường tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu có sỏi mật hoặc sỏi bùn đặc, chúng có thể làm tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ các ống dẫn và chèn ép lên mô xung quanh, đôi khi đủ gây thiếu máu cục bộ. Các vấn đề khác như chấn thương có thể gây cơn đau quặn mật. Nhiễm trùng đường mật và túi mật thường xảy ra sau khi tắc sỏi mật cũng có thể gây đau.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán cơn đau quặn mật?

Bệnh sử và khám sức khỏe giúp thiết lập chẩn đoán ban đầu. Dấu hiệu của Murphy (đau hoặc ngừng thở tạm thời khi nhấn sâu dưới sườn phải) là dấu hiệu đặc trưng phỏng đoán cho hơn 95% trường hợp viêm túi mật cấp tính. Một vài xét nghiệm trong phòng thí nghiệm như xét nghiệm chức năng gan, lipase, amylase, công thức máu đầy đủ (CBC) và chụp X-quang bụng được thực hiện để xác định nguyên nhân chính xác gây ra cơn đau. Siêu âm có thể phát hiện sỏi mật và chụp CT có thể xác định các thay đổi cấu trúc của cơ quan. Quét HIDA (sử dụng vật liệu phóng xạ) có thể đo túi mật rỗng trong khi xét nghiệm ERCP sử dụng ống nội soi để đưa Thu*c nhuộm vào ống tụy, túi mật và gan. Chụp cộng hưởng từ (MRI) đôi khi được sử dụng để kiểm tra chi tiết cấu trúc của các cơ quan (gan, túi mật và tuyến tụy). Các xét nghiệm khác cũng có thể được cân nhắc. Kết quả của các xét nghiệm này giúp xác định vấn đề và thiết lập chẩn đoán.

Những phương pháp nào dùng để điều trị cơn đau quặn mật?

Nếu bạn không bị cơn đau quặn mật (ngay cả khi bạn có sỏi mật nhưng không bao giờ bị đau), bạn không cần điều trị. Một số bệnh nhân có một hoặc hai cơn đau có thể lựa chọn không điều trị. Đau khi bị tấn công cấp tính thường được điều trị bằng morphin. Các phương pháp điều trị y khoa bao gồm:

    Liệu pháp muối mật (<50% hiệu quả)

Việc điều trị dứt khoát là loại bỏ túi mật (và/hoặc tắc nghẽn sỏi mật) bằng phẫu thuật. Hiện nay, phương pháp phẫu thuật được lựa chọn là phẫu thuật nội soi. Túi mật được lấy ra qua các vết rạch nhỏ ở vùng bụng bằng các dụng cụ. Tuy nhiên, một số bệnh nhân cần thực hiện phẫu thuật rộng hơn. Thông thường, đa số hồi phục tốt khi túi mật được lấy ra trừ khi có nguyên nhân tiềm ẩn có biểu hiện tương tự cơn cơn đau quặn mật (ví dụ như rối loạn vận động đường mật, rối loạn vận động cơ vòng Oddi).

Phụ nữ mang thai được điều trị như phụ nữ không mang thai, mặc dù phụ nữ mang thai thường có nguy cơ mắc sỏi mật cholesterol cao hơn phụ nữ không mang thai. Chăm sóc hỗ trợ được áp dụng cho những phụ nữ đang mang thai, nhưng họ có thể được phẫu thuật nếu bị viêm túi mật cấp tính.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý cơn đau quặn mật?

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với cơn đau quặn mật:

    Duy trì cân nặng khỏe mạnh và tham gia các hoạt động thể chất có thể làm giảm cơn đau quặn mật và giảm số lượng các cơn đau. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ hoạt động nặng nào. Một số hoạt động gây áp lực trên bụng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5bbecfc576801b3ec838db42)

Tin cùng nội dung

  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY